Posts

Showing posts from March 25, 2012

Lục bình - Nguyễn Ngọc Tư

văn phong Nam bộ, mộc mạc, dể thương, bềnh bồng nhưng cũng rất sâu sắc    tản văn Nguyễn Ngọc Tư Quán đẹp, tên quán đẹp, ngó ra dòng sông đẹp. Đằng trước người ta quây rào tre giữ lại một đám lục bình đang trổ bông, cũng đẹp. Tôi đứng nhìn mãi những bông hoa tím co ro trong gió, trong chiều nắng tắt, quặn lòng, như gặp lại người bạn cũ. Từ dạo con tôm lên ngôi, dài theo những dòng sông quê xứ đã xa vắng lục bình, mỗi khi có dịp đi đâu đó, gặp loại cỏ thuỷ sinh ấy, tôi mừng húm. Có điều, lần này, gặp bạn trong hoàn cảnh trái thường bởi lục bình trong nỗi nhớ, trong giấc mơ tôi lúc nào cũng trôi mênh mang trên một dòng sông nào, xa vắng. Lục bình mà bị cầm tù thì còn gì là lục bình nữa. Con người ta có tật kỳ cục, chuộng cái đẹp nhưng không biết cách nuôi dưỡng cái đẹp. Hay tại tham lam nên cái gì cũng vơ vào mình. Lục bình, phần nào đó như ngựa ở thảo nguyên, chim trên trời, gió ngoài đồng, hợp với sự hoang dã và tự do. Chỉ long đong cùng sông nước, lục bình mới t...

đại lộ

Hành trình trên mỗi con đường, gặp nhau có phải là duyên số, chia tay có phải là định mệnh? Chẳng ai biết được số phận nhưng từng giây từng phút trôi qua vẫn có những người tìm ra nhau để cùng chung bước trên đại lộ thênh thang này. Boulevard Dan Byrd

nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân

Trong cuộc trò chuyện lan man dịp Tết, một người bạn vong niên của tôi than thở rằng “Điều đáng thất vọng nhất về giới trẻ ngày nay là họ ưa hưởng thụ quá!”.  Một người khác cười: “Ưa hưởng thụ thì có gì sai?  Thú thật là tôi đây, tôi cũng ưa hưởng thụ”. Và tôi, tôi đồng ý với người bạn thứ hai.  Tôi cũng không cho rằng sự ưa hưởng thụ là một điều sai trái hay là con đường dẫn đến vấp ngã.  Ngược lại, sai lầm của chúng ta nằm ở chỗ chúng ta thường đắm chìm trong ảo giác và ít khi thực sự biết hưởng thụ.  Hưởng thụ thực sự không phải là tàn phá, bất cứ thứ gì kể cả chính mình. Hưởng thụ thực sự là mong muốn giữ gìn, bảo vệ, bồi đắp…kể cả chính mình. ... Bạn có nhận ra chăng, rằng phần lớn thời gian chúng ta chỉ trải qua, mà không thực sự tận hưởng.  Một buổi chiều, một giấc ngủ, một bữa ăn, một món đồ, một kỳ nghỉ, một tình bạn, một tình yêu. Và rốt cuộc, cả một cuộc đời. Có người nghĩ rằng cần phải có nhiều tiền mới có thể hưởng thụ thực sự.  Nh...

tự do và tình yêu

From: Dung Nguyen (dunghn) S ent: Saturday, March 17, 2012 12:51 AM Subject: Triết Allegory of the cave . Một trong những triết gia tiên khởi của nhân lọai, Plato, đã đặt nền móng cho Triết học Tây Phương với Allegory of the cave . Plato ví các triết gia thời ấy như những tù nhân bị xiềng xích trong một hang động mà họ không cử động được và quay mặt vào vách hang rộng lớn.  Họ không biết rằng sau lưng họ, thật xa, là một đám cháy lớn, nhờ đó, người và vật đi qua giữa đám cháy và những tù nhân, đã hắt bóng lên vách hang.  Với các tù nhân, những hình ảnh chuyển động trên vách núi là sự sống, bởi ngòai ra họ không nhìn thấy điều gì khác.  Dù thực sự, những gì họ thấy chỉ là bóng (shadow) và tiếng vọng (echo) của sự thật. Lý thuyết này đã đóng vai trò chủ đạo trong nền triết học tây phương thời phôi thai và kéo dài đến sau này ảnh hưởng mạnh đến cả Thần học Thiên Chúa giáo. Ngày còn trong nước, một thời, ta chỉ biết nghe trộm tin tức từ c...