tán gẫu về hệ thống tư pháp ở Hoa kỳ


Tình và lý bên nào nặng hơn


2012/3/14 Nicholas Nguyen  

Đọc "Đường về đam mê" thấy cái này "lý trí hay trái tim cũng chỉ là một phần của con người mà đặt trọng bên nào cũng đều sai lệch ... " tự nhiên nghĩ tới hệ thống tư pháp của Hoa kỳ.

Khác với nhiều quốc gia nhất là những quốc gia XHCN, mà hệ thống tòa án dù là bên bị (defense), bên nguyên (prosecute), hay hội đồng xét xử (judge pannel) đều là những viên chức ngành luật, ít nhiều am hiểu luật pháp. Ngành tư pháp Hoa kỳ từ thủa lập quốc đã đặt phán quyết vào 1 nhóm người gọi là bồi thẩm. Họ đến từ những thành phần khác biệt trong xã hội. Họ có thể là vị giáo sư đáng kính, có thể là bác hàng thịt, hay chị lao công. Chả hiểu tại sao những bậc khai quốc công thần của đất nước này lại có quyết định có vẻ ấu trĩ như vậy. Tại sao lại để những con người rất đời thường, rất mù mờ về luật pháp nắm quyền quyết định mà không là những chuyên viên được đào tạo, dạy dỗ có quy củ về pháp luật ?
Tui nghĩ là founding fathers của đất nước này muốn đưa yếu tố con người vào sự quyết định số phận của một con người. Thay vì để những chuyên viên kỹ thuật hay những con robot dùng lý trí để tra cứu và "chiếu theo điều khỏan xxx, hành vi yyy của bị cáo đã cấu thành tội zzz" thì công tố hay bào chữa phải xử dụng lý lẽ, hoặc tình cảm, hoặc cả hai để thuyết phục những con người mù mờ về pháp luật kia đi đến phán quyết "not guilty" hay "guilty, beyond resonable doubt"!

Đã là người thì có cả lý trí và trái tim nhưng theo bác kia thì "...lý trí hay trái tim cũng chỉ là một phần của con người mà đặt trọng bên nào cũng đều sai lệch..." 
Đã là người thì phải mắc lỗi lầm, phải sai lệch, phải có lúc nghiêng về tình hay ngả về lý.
Đã là người nên có lúc tha bổng kẻ giết người hay kết oan người vô tội.

Phải chăng tiền nhân của nước Mỹ đã sai lầm khi đặt nền tảng công lý lên "trial by your own peers" hay họ mới thực là nhân bản ?
Phải chăng thần công lý xứ sở này chẳng những nên bịt mắt, mà nên bịt cả tai và cả tim nữa
Phải chăng tui là thằng cha dở hơi tự dưng wởn wởn đi hỏi những thứ thiệt là hồ đồ.

Nghiệp 




From: Tania Ho
Sent: Wednesday, March 14, 2012 4:27 PM
Subject: Re: Bên tình bên lý, bên nào nặng hơn ?



Nha thi co suy nghi nguoc lai voi Nghiep, Nha nhan thay khi accuse anyone co boi tham doan that la hay. Dieu nay chung to nguoi dan co tieng noi, va tat ca tieng noi deu count. Du la nguoi co hoc thuc den nguoi lao dong ai cung co li va ai cung co kha nang de nhan dinh tinh hinh. Khi phan xu 1 con nguoi nen rat than trong nhat la khi minh buoc toi nguoi ta co the den con duong chet.
Bac oi, neu he thong luat phap cua My khong co li thi da chang ton tai den ngay nay dau. Cai gi dung se ton tai, cai gi sai se bi dao thai.



From:  Thao Ton

Thảo cũng đồng ý với Nhã "Nha nhan thay khi accuse anyone co boi tham doan that la hay. Dieu nay chung to nguoi dan co tieng noi, va tat ca tieng noi deu count."

Theo Thảo biết thì tại  Mỹ mỗi khi xử án tòa mời vài chục vị làm ứng viên bồi thẩm đoàn, tới ngày xử án phải có mặt tại tòa. Luật sư của hai bên và sẽ hỏi các vị ứng viên rằng thì là các vị đã từng nghe nói hay đọc qua các thông tin về vụ án sắp xư chưa? Nếu có vị nào say yes thì sẽ được mời ra về, còn vị nào say no sẽ được mời ở lại làm bồi thẩm. Bồi thẩm đoàn phải là những người chưa có thông tin gì về vụ án.  Điều này sẽ tránh cho các vị bồi thâm bị những định kiến, nhận xét chủ quan, tình cảm cá nhân … chi phối trong phòng xử án.


Sau khi hai bên nguyên và bị đã tranh tụng xong, quan tòa lệnh cho một đội bao gồm 12 vị bồi thẩm đoàn được tranh cãi riêng, có tội hay không có tội, dựa vào những chứng cứ, nhân chứng, vật chứng theo các cáo trạng tranh tụng trước tòa.   Đừng để nhận xét chủ quan, tình cảm cá nhân lấn át công lý trong phòng xử án, vì hệ trọng liên quan đến số phận sống chết hay sự nghiệp của một con người.


Trên thế giới, về đại thể có hai mô hình tố tụng (xét xử): 1. Tranh tụng; 2. Thẩm vấn. Ở Việt Nam cũng như các nước XHCN trước đây áp dụng mô hình thẩm vấn, trong đó vai trò quan trọng, nổi bật thuộc về thẩm phán. Hoa Kỳ theo mô hình tranh tụng, thẩm phán là người ngồi nghe bên công tố và bên luật sư “cãi nhau “, nghe bồi thẩm đoàn quyết định có tội hay không có tội rồi mới lượng hình (xác định hình phạt cụ thể: tù bao nhiêu năm, phạt tiền bao nhiêu…). Ở mô hình tranh tụng, thẩm phán là người trung lập, vô tư, khách quan, không thiên về bên nào, phán xử theo lẽ công bằng. Còn trong mô hình xét hỏi, thẩm phán đứng thiên về phía buộc tội. Mô hình xét hỏi có điểm hay ở chỗ kẻ phạm tội ít khi thoát tội nhưng xử oan cũng xảy ra nhiều hơn. Mỗi mô hình đều có điểm mạnh và điểm yếu.


Ở Hoa Kỳ người ta không yêu cầu các bồi thẩm phải thông thạo luật. Họ ngồi nghe bên công tố và các luật sư tranh cãi là họ đã biết luật rồi. Hơn nữa luật ở đây là luật sống chứ không còn luật trên giấy nữa. Vả lại, các bồi thẩm chủ yếu phán xét theo sự mách bảo của lương tâm, của sự nhận thức của họ về lẽ phải, về công bằng để đưa ra quyết định một người nào đó là có tội hay không có tội. Họ không cần biết những điều luật cụ thế.
Luật sư có vai trò rất lớn trong mô hình tranh tụng còn trong mô hình xét hỏi thì vai trò của họ có sự hạn chế. Luật sư chính là người giúp cho tòa án, cho công lý tìm ra sự thật khách quan của vụ án thông qua sự tranh luận với công tố viên. 


On Thu, Mar 15, 2012 at 3:59 PM, Nicholas Nguyen 


Điều này Thảo nói sẽ là điều nhiều người trong hệ thống tòa án mơ ước"...Điều này sẽ tránh cho các vị bồi thâm bị những định kiến, nhận xét chủ quan, tình cảm cá nhân … chi phối trong phòng xử án". Thực tế thì có những khó khăn để làm được việc này. Trong quá trình chọn lựa bồi thẩm phải 2 bên cùng đồng ý thì người đó mới được chọn làm juror và những tổ hợp luật sư nổi tiếng có thám tử và jury consultant giúp họ đóan và chọn lựa bồi thẩm nào có khuynh hướng có lợi cho bên mình đại diện. Nghiệp không lấy phim ảnh để làm thước đo cho cuộc sống đâu nhưng Holywood có chuyên gia cố vấn cho họ những thứ rất thật trong đời. Có dịp nên coi "Runaway Jury" hay "The Juror" là 2 film về ảnh hưởng đến bồi thẩm thì có thể ảnh hưởng chung cuộc của phiên tòa

Thảo nói đúng là khi tranh cãi thì có luật sư bên công tố, bào chữa, và chánh án biết luật thế nhưng khi bồi thẩm đi vào thảo luận (deliberation) hòan tòan chỉ có 12 con người này với nhau. Và đây là lúc mập mờ nhất của pháp luật vì những con người này có thể ảnh hưởng lẫn nhau mà chẳng ai biết thực sự chuyện gì xảy ra 

Vả lại trong những tòa hình sự chỉ cần thuyết phục được 1 người không đồng ý là hung jury và phiên tòa đó sẽ phải bỏ đi vì mis-trial 


Sent: Thursday, March 15, 2012 5:38 PM
To Nghiep Nha:

Bồi thẩm đoàn theo T biết là được chọn ngẫu nhiên.   Và bồi thẩm không nhất thiết phải là người biết cao hiểu rộng hay rành luật pháp. Việc của họ là nghe các bên tranh tụng, xem xét chứng cớ rồi thảo luận kín và đưa ra kết luận. Và như Nghiệp nói, chỉ cần một vị có quan điểm khác là hung jury. Đây chính là sự chặt chẽ của luật pháp Mỹ và cũng là …lỗ hổng. Đòi hỏi cả 12 người trong bồi thẩm đoàn phải bỏ phiếu “vô tội” hay “có tội” là rất khó.

Vì thế, việc tranh tụng trước tòa phải được làm công minh và đúng như cán cân công lý phải thăng bằng, kim chỉ đúng giữa. Đừng để ai đó can thiệp, một cú thì thầm “ảo” cũng làm nghiêng cán cân. Chỉ cần một vị bồi thẩm không đồng ý là 'thôi rồi Lượm ơi'


Và dĩ nhiên một bộ luật chặt chẽ đến đâu chắc cũng có kẻ hở. Như Nghiệp nói đó "những tổ hợp luật sư nổi tiếng có thám tử và jury consultant giúp họ đóan và chọn lựa bồi thẩm nào có khuynh hướng có lợi cho bên mình đại diện." Những việc như vậy Thảo tin là có.


Nhưng dù sao thì T vẫn thấy nền luật pháp của Mỹ có nhiều điểm ưu việt.


Thảo

2012/3/15 Nicholas Nguyen  

Nghiệp thấy đây là tính nhân đạo của luật pháp Mỹ "chỉ cần một vị có quan điểm khác là hung jury" vì phải tuyệt đối thì mới kết tội được

Từ ngày lập quốc đến giờ luật pháp Hoa kỳ đã phát triển, sửa đổi rất nhiều và trở thành khuôn mẫu cho nhiều quốc gia nhưng cái căn bản "trial by your peers" vẫn còn đó, vậy mới đáng nể cái tư duy đi trước thời đại của những lãnh tụ xứ này thời lập quốc.

Nhã đọc ở đây để biết thêm về hệ thống chính quyền của Hoa kỳ

Nói ngắn gọn là họ theo thể chế tam quyền phân lập, chính quyền gồm 3 nhánh độc lập nhưng lại chi phối lẫn nhau
- Lập pháp (Legislative) : gồm lưỡng viện quốc hội là nơi xây dựng và ban hành luật
- Hành pháp (Executive): là các cấp chính quyền, ban, bộ, điều hành công việc hàng ngày của đất nước 
- Tư pháp (Judicial): là các cấp tòa án để duy trì laws và orders

Cái hay là không ai có quyền hạn tuyệt đối. Tổng thống có thể phủ quyết (veto) luật mà quốc hội ban hành. Quốc hội có thể lôi tổng thống ra luận tội (Bill Clinton) hay truất phế (Nixon). Tổng thống đề cử chánh án tối cao & liên bang, nhưng quốc hội có thể chấp thuận hay từ chối.  Những vị chánh án này lại có thể vô hiệu hóa quyết định của tổng thống hay quốc hội nếu xét thấy vi hiến

Khi nào Nhã sang thăm Thảo hay Tâm, bỏ 1 buổi đi thăm quốc hội cũng hay lắm 


From:  Thao Ton
Sent: Thursday, March 15, 2012 12:18 PM

Một xã hội tam quyền phân lập, thượng tôn pháp luật luôn lấy tự do dân chủ, quyền con người làm nền tảng và kim chỉ nam cho sự phát triển. Sức mạnh và giá trị quốc gia nằm ở đó nên thật dễ hiểu khi Hoa kỳ - đất nước 50 bang rộng lớn, đa sắc tộc với 308 triệu người từ khắp thế giới với nhiều bản sắc văn hóa, trở nên cường quốc số 1 trên thế giới. 

Nước Mỹ từ ngày lập quốc đến nay đã trải qua 235 năm phát triển. Nếu Jefferson là tác giả của bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ nổi tiếng qua mọi thời đại,  James Madison là cha đẻ của Hiến pháp Hoa Kỳ thì George Washington là vị Tư lệnh quân đội trong cuộc chiến tranh giành độc lập cho Hoa kỳ.  Ba vị tổng thống này đã góp phần xây dựng nền tảng cho một xã hội Hoa kỳ dân chủ tự do cách đây hơn hai trăm năm tới nay vẫn còn nguyên giá trị. Một quốc gia hùng cường nhờ những nhà lãnh đạo vĩ đại.  Trông người lại ngẫm đến ta, nhìn về quê hương vừa thương vừa ngao ngán.


Mẽo quốc này rõ ràng có nhiều cái hay trong quan điểm của Thảo.


 
From: nhon huynh 
Sent: Thursday, March 15, 2012 8:03 PM

tui khong ranh luat gi may, chi biet nghe de phan biet duoc giua cai dung va cai sai
muon ket toi nguoi nao do phai co vat chung va nhan chung cong them nhung nguyen nhan dan den toi pham
o my 1 pham nhan cho len ghe dien mat hon 10 nam do la dieu tui khong dong y
giet nguoi khong gom tay roi noi la bi tam than de thoat tu toi, tui khong dong y
co tien thue duoc ong luat su gioi cai cho trang an, tui khong dong y
phu nu doi ly di chong va bat ong chong support ....cai nay tui dong y

thoi hong dam noi nua rui bi nheo lo tai 



Date: Thu, 15 Mar 2012 18:34:34 -0700
From: Nghiệp Nguyễn



Nói chuyện chính chị mà bà Tâm cứ đòi bỏ lên cân như cân phá lấu 

Spousal support là 2 chiều, bà vợ làm nhiều tiền hơn thì phải trả cho thằng cha kia ... cái này Tâm hết ý, hehe.

Tử tù chờ 10 năm đâu có sao Tâm? Lỡ trong 10 năm đó khoa học tiến bộ có thể đưa ra bằng chứng mới là người ta vô tội. Khi DNA test được phát minh và chấp nhận làm bằng chứng nó đã gỡ tội cho nhiều người mà trước đó đành khóc hận. 

San Jose Mercury News vài năm trước  có 1 lọat bài phóng sự điều tra "Tainted trials, Stolen Justice" rất hay kể về 1 nhóm phóng viên, luật sư cùng nhau lật lại hồ sơ của vài vụ án oan khiên, trong đó có 1 người chịu 12 năm tù oan tội giết người. Thường thì tui rất không thích đám luật sư nhưng phải công nhận có những người phụng sự lý tưởng "speak for those who cannot speak for themselves" rất đáng khâm phục.



From: nhon huynh 
Sent: Thursday, March 15, 2012 8:03 PM

hi hi ...tai thay noi chien 9 tri kho khan qua nen tui xia 1 chut cho bot cang thang mo
 

nghe cac bac binh lung thi thay ai cung dung het, thoi thi mai mot mong rang toa an ben nay dung co moi rom ra la Jury nhe, nghe 2 ben cai nhau qua lai 1 hoi cai dau bi bung xung thi thay ai cung co ly het, lam sao phu quyet cho dung duoc
 
neu can mo xe van de thi can phai co thoi gian, tinh cam ca nhan dep qua 1 ben, de ket toi 1 nguoi can phai xet hanh vi cua nguoi do va nguyen nhan gay toi, de biet duoc hanh vi cua ke do nhu the nao lai mat them 1 thoi gian nua va an mang (neu co) xay ra la do co tinh hay by accident
 
mot con nguoi co hanh vi kong tot cho xa hoi thi nen loai bo cho roi va cang som cang tot
 
hanh vi khong tot rom noi o day la nhung ke giet nguoi,  hiep dam (co bang chung cu the) hay co hanh dong khung bo
 
nhu cac bac cung nghe tin moi nhat la 1 linh my o A phu han, trong 1 dem da giet 16 thuong dan, trong do phan lon la tre em va phu nu, neu cac bac la Jury thi cac bac xu sao
 
neu nhu noi nguoi linh do co bi chan thuong ve than kinh trong 1 lan tham chien o iran de roi keo dai thoi gian ket an
 
Nuoc my phai tra loi sao voi nguoi dan A phu han nay????
 
neu nhu chung ta la nan nhan trong nhung gia dinh do thi chung ta se feel nhu the nao????
 
To bac N, hen cho bac, bac may lay em la bac phai support em suot doi, con may ong chong luoi thi co ai dai gi ma lay ha'


From: Dung Nguyen (dunghn)
Sent:  3:22 AM (4 hours ago)


Mấy hôm nay, lúc nào rảnh cũng đọc. Các bạn bàn về luật pháp cũng hào hứng y như đang trong supreme court.
D đã 2 lần phải đi làm jury rồi. Cả hai lần đều được miễn vì hardship. D không cần phải phịa, D nói thẳng với ông judge “I can do this and I’m willing to do this. It’s just that I need to take off 2 hours around lunch to take care of my kids at school. That’s all I’m asking for.” Bố khỉ! Có tay luật sư nào muốn có tên bồi thẩm quái đản cứ bỏ ra ngòai như thế! Chả cần hỏi ý kiến luật sư hai bên, ông judge phẩy tay “You’re out!” Thế là chẩu lẹ, thank you sir! Không thôi dính vào thì cũng kẹt việc hãng. Mấy vụ thường thường như traffic violations thì không nói gì, chứ nếu đụng đến domestic hay những vụ có murder thì cứ gọi là lê lết ở tòa hàng tháng trời! Bỏ mạng ở hãng chứ chả chơi! Nhưng đừng có mà dại lôi công ăn việc làm ra mà trả giá với các quan! Có lần D thấy một tên, dám cá 100% là lần đầu đi jury, hắn xin với ông judge cho miễn vì không thể bỏ việc hãng. Ông judge nạt ngay “Which company is that? Give me the name and I will talk to them!” Bó miệng!

Từng chứng kiến biết bao vụ án ở VN mà bị cáo hàm oan. May mắn thì thật lâu sau đó mới được giải oan. Lúc ấy cũng đã già hoặc đã ra người thiên cổ. Vụ án vườn Lệ Chi nổi tiếng trong lịch sử mà hậu quả là ba đời nhà cụ Nguyễn Trãi bị giết. Mà ít ra, dù đã chết, nếu được giải oan thì danh dự giòng họ cũng được gỡ. Nếu không được giải oan thì bia miệng ngàn đời khó phai. Trong chừng mực nào đó, luật pháp Hoa Kỳ đã cố gắng tránh việc đó như các bạn đã nói. Bọn mình làm kỹ sư, hay các việc hành chánh, nếu có sai sót, thì những sai sót đó có thể trả giá bằng những món tiền, ít hay nhiều tùy mức độ thiệt hại, nhưng vẫn chấp nhận được. Luật và Y khoa là hai ngành mà sai sót cần hạn chế đến mức tối thiểu, bởi thiệt hại được tính bằng mạng người.

Nhưng đã là người, mình không thể nào không có sai lầm. Chỉ là sai lầm lớn hay nhỏ. Chỉ là chấp nhận được hay không. Và chỉ là có học được gì từ những sai lầm đó hay mãi lặp lại vết xe đổ. 
Luật pháp cũng vậy. Hằng năm Hoa kỳ luôn có những tu chính án để update, để sửa đổi cho hợp với thời đại. Khốn nạn cho người dân xứ nào mà luật pháp được coi như trò đùa, như quyền trong tay kẻ có lực để thao túng xã hội.

Tuy chưa hẳn đã là hòan hảo, nhưng chúng ta cũng may mắn được định cư ở một trong những xứ có luật pháp chặt chẽ, có công bằng. Dĩ nhiên là vẫn còn kẻ hở, bởi bất cứ hệ thống nào do con người tạo ra thì cũng luôn có cách để phá hay luồn lách. Điều D trân trọng là hệ thống luật pháp đó, trải qua hơn 200 năm, đã dựng nên một xã hội có trình độ dân trí vào hàng top. Luật pháp sẽ là rác rưởi nếu người dân không tuân thủ một cách tự giác. Khi người ta tự giác, những trật tự của xã hội ngấm vào hành xử đời thường, đó là thành công của một xã hội tân tiến. Khi đó người ta sẽ nhận thấy luật là không luật mà không luật chính là luật. Và ở đó, trong tình luôn có lý, cũng như trong lý luôn có bóng dáng tình. Thật ra, tình hay lý cũng chỉ là một thực thể của trật tự xã hội, dù là đơn vị xã hội nhỏ nhất. Thực thể đó có khi là tình, có khi là lý, thể trạng thay đổi tùy cách mình nhìn.
Tùy cách xã hội nhìn.

Vậy thì bên tình bên lý, bên nào nặng hơn?
Câu trả lời ở chính mỗi người. Và khi câu trả lời của 12 người trong bồi thẩm đòan giống nhau, đó là phán quyết của tòa.

Nếu về lý anh đúng, nhưng với tình thì anh đã khiến em buồn, vậy bên nào nặng hơn?
Tình hay lý thì cả hai cũng đã buồn và có thể xa nhau trong tâm tư hay thực tại. Thì tại sao không quay về nơi bắt đầu? Nơi mà tình và lý vẫn còn quyện là một.

Vậy thì bên tình bên lý, bên nào nặng hơn?
Hãy quay về nơi bắt đầu. Nơi mà tình và lý chưa bị tách biệt.
Nơi mà mình là chính mình.

Bây giờ thì D quay về … với giấc ngủ.
Cả nhà ngủ ngon nha.

Ừ, mà trong giấc ngủ, đôi khi mình thực sự là chính mình.

D.


Comments

Popular posts from this blog

Echeveria Lilacina

Phụng nữ ân cần biệt cố nhân

Cô phàm viễn ảnh bích không tận