nghệ thuật đương đại


Cuối tuần, cái TV cũ kỹ của tui đứt bóng, đang chờ sale nên đành làm bạn với internet cho qua ngày. Lang thang thế nào lại vô trúng cái link nói về contemporary art (nghệ thuật đương đại).

Coi xong mới thấy bâng khuâng, chẳng hiểu có phải mình sinh nhằm thế kỷ hay tại mình phàm tục  nên không cảm nhận được cái đẹp mà người nghệ sĩ thời đại mới trình bày. 

Nghệ thuật đương đại phổ biến nhất là performance art (nghệ thuật trình diễn) và installation art (nghệ thuật sắp đặt).  Ngoài ra còn có video art, body painting, graffiti và cả photography art (do điệp viên 00 nói khởi xướng) ...

Trong cái link về performance art này  (http://www.artmuseum.pl/filmoteka/?l=1&id=436) thì bác nghệ sĩ  Z. Warpechowski trình diễn tác phẩm "Dialogue with Fish". Trong đó bác vớt con cá ra rồi nhúng đầu mình vào nước để trao đổi môi trường sống và cảm nhận cái vật vã của con cá khi bị tước đọat môi trường sống. Thiệt tình là coi xong tui chẳng thấy cái gì đẹp, mà cũng không thấy cảm xúc dâng trào gì ráo, chỉ thấy tội con cá giãy đành đạch. Bác nào thích coi thêm về perfomance art lọai hại điện có thể xem thêm ở đây http://thelabgallery.com/

Thời đại công nghệ
Lê Anh Hoài, Lê Nguyên Mạnh, Nguyễn Hồng Phương
 tác phẩm trình diễn kết hợp với vẽ trên cơ thể
 (performance art n body painting)
 Các nghệ sĩ đã chọn màu sơn hồng rực quét lên toàn bộ thân thể
và sử dụng những sản phẩm đặc trưng thời công nghệ thông tin
như màn hình máy tính, bàn phím, con chuột (cũng sơn màu hồng) để trình diễn.
Lê Anh Hoài, Lê Nguyên Mạnh, Nguyễn Hồng Phương

Performance art - nghệ thuật trình diễn ra đời vào khoảng những năm 1970, tiền thân được gọi là hội họa hành động.  Performance art cho phép người nghệ sĩ phá bỏ ranh giới của mọi thể thức từ hội họa, âm nhạc đến sân khấu, phim ảnh để phục vụ cho ý tưởng nghệ thuật có tính tổng hợp.

Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nghệ thuật trình diễn là tính ứng tác, tương tác giữa nghệ sĩ và công chúng trong một không gian cụ thể. Bắt đầu bằng một ý tưởng, nghệ sĩ có thể lên kế hoạch, chuẩn bị ...  Quá trình trình diễn đồng thời cũng là quá trình nghệ sĩ mời gọi sự tham gia của công chúng,nên gần như không thể biết trước điều gì sẽ xảy ra. Nó có thể hướng đến mọi chủ đề bức thiết nhất của đời sống văn hóa, chính trị, xã hội, từ sự phân biệt chủng tộc, màu da, nữ quyền, môi trường…đến những vấn đề cá nhân. Do đó, nghệ thuật trình diễn có khả năng gây hiệu ứng xã hội rất lớn và còn có thể đem lại lợi ích kinh tế, du lịch nếu chúng ta biết cách khai thác. Người nghệ sĩ trình diễn, ở nhiều trường hợp, có thể coi là những kẻ “dấn thân” “hi sinh mình” để bày tỏ thái độ và phản ứng của họ. Có thể nói không có khuôn khổ nào cho nó cả.

Body painting là hình thức vẽ lên cơ thể bằng các màu từ thiên nhiên.  Nghệ thuật body painting có từ thời xa xưa từ những người thổ dân Châu Phi, Châu Úc như một yếu tố quan trọng cho nghi lễ tâm linh. Sau đó, nó xuất hiện ở Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á nhưng vẫn đang dừng lại ở mức trang trí cho lễ hội cho đến gần đây mới trở thành một bộ môn nghệ thuật.

***

Trong cái linh dưới đây thì tui học được 1 thể lọai nghệ thuật mới là Installation art (nghệ thuật sắp đặt)  Đây là 1 hình thức mỹ thuật trong không gian 3 chiều và khá tốn chỗ! Tuy nhiên có những tác phẩm trông khá thú vị: trong cái tĩnh mà dường như có cái động, trong thinh không mà ẩn dụ tiếng gọi đàn của lòai sói.

http://www.google.com/search?q=installation+art&hl=en&prmd=imvnsb&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ei=gyx6T7nbFsmZiQL5tIxI&sqi=2&ved=0CEgQsAQ&biw=1036&bih=484


Etudes cho cuộc sống thường ngày- số 11
sắp đặt của nghệ sĩ âm thanh Nhật Mamoru Okuno trong triển lãm NOWHERE.

Khi học một nhạc cụ, các etude là các bài tập nhỏ giúp ta tập luyện để nắm vững một kỹ thuật nhất định. Hướng sự chú ý của chúng ta tới những âm thanh thường ngày, các etude của Mamoru giúp ta tập luyện cái nhìn trong cuộc sống, một thái độ sống. Bài tập số 11 là những mắc áo thép treo trên dây, chúng phát ra những tiếng kêu leng keng khi có gió, kéo ta quay lại với giây phút hiện tại, và ta cảm thấy sự dễ chịu của những lúc tâm trí ngừng không nhảy nhót như một con khỉ nữa.

(nghệ thuật sắp đặt kiểu này thì ở nhà tui chả cần sắp đặt cái gì ráo mà cũng có đầy những không gian nghệ thuật hehe TT)


Vẽ graffiti lên tường hẻm của nhóm Ga O và Click 9, 2011
(nguồn tạp chí Thể thao Văn hóa)

Dự án “Vẽ graffiti trên tường hẻm” do không gian nghệ thuật Ga O và nhóm Click 9 tiến hành trong ba tuần, làm đúng việc mà tên dự án nêu lên. Nhưng khác với các động tác đem nghệ thuật tới cộng đồng khác, nó không chỉ đặt một cái tượng, hay vẽ một bức tranh ở chỗ công cộng rồi rút lui. Điều quan trọng hơn là trong quá trình làm việc dự án đã thu hút được sự quan tâm của người dân xung quanh, đưa họ vào trong quá trình hình thành kết quả. Không được lập kế hoạch trước, nhưng nội dung của bức graffiti cuối cùng đã gắn kết chặt chẽ với người dân trong hẻm bằng những chân dung của họ. Qua cọ sát, đối thoại với dự án, quá trình thay đổi nhận thức về nghệ thuật của người dân được khởi động. Với nghệ sĩ, đây là một cơ hội để tư duy về không gian dân chủ của nghệ thuật, về vai trò liên kết và chỗ đứng của bản thân trong cộng đồng. Đây là một ví dụ tốt minh chứng rằng chỉ với một ngân sách không lớn ta có thể đạt được kết quả hữu ích hơn rất nhiều các dự án nghệ thuật cộng đồng mang tính áp đặt khác.

***

Ở Việt nam thì tui hay nghe đề cập đến bảy môn nghệ thuật chính: Thi ca, Âm nhạc, Hội họa, Điêu khắc, Kiến trúc, Sân khấu, Điện ảnh. Ở Mỹ, tui được biết người ta còn có thể phân lọai nghệ thuật ra hai thứ chính là Visual Arts/Fine Arts (Mỹ thuật) và Performance Arts (Diễn thuật).   Visual Arts bao gồm những thể lọai nghệ thuật tạo ra cái đẹp mà chúng ta cảm nhận qua giác quan như hội họa, điêu khắc, kiến trúc, nhiếp ảnh ....  Performance Arts là những thứ mà người nghệ sĩ xử dụng thao tác và thanh âm để truyền đạt cảm xúc đến khán thính giả tựa như ballet, khiêu vũ, âm nhạc, điện ảnh, kịch nghệ... 

Người nghệ sĩ của mỗi thể lọai nghệ thuật còn có xu hướng khác nhau. Nghệ thuật vị nghệ thuật (non-motivated functions of arts) chủ trương người nghệ sĩ chỉ vì bản thân nghệ thuật, cái đẹp mà sáng tác. Nghệ thuật vị nhân sinh (motivated) chủ trương nghệ thuật phải nhắm tới mục đích phục vụ xã hội, khuyến khích con người thay đổi nhận thức, để hướng tới đời sống tốt đẹp hơn.

Dù theo xu hướng nào người nghệ sĩ hay những người có chất nghệ sĩ, họ có cảm nhận thật khác người. Nếu các bác hay đọc Readers Digest thì thời gian gần đây họ có mục Looks Twice rất độc đáo. Trong đó người phóng viên chụp một tấm hình cận cảnh, cắt cúp tạo cho ta có cảm giác đang nhìn một thứ gì rất khác như là đồi cát trên sa mạc chẳng hạn, rồi trang kế họ trưng ra một tấm hình tòan cảnh. Hóa ra đó là một đàn cá đuối đang bơi lội dưới biển xanh và hình trước chỉ là một phần nhỏ dưới góc nhìn đặc sắc của người nhiếp ảnh gia. 

Chẳng những thế người nghệ sĩ còn có khả năng nhìn ra cái đẹp không có thật, cái đẹp đến từ tiềm thức, từ trí tưởng tượng, hay được trợ giúp bởi kỹ thuật hiện đại. Ngày xưa bên Tàu, thi sĩ  Tô Đông Pha lầm lỡ sửa thơ người khác từ "Hòang khuyển ngọa hoa tâm" sang "Hòang khuyển ngọa hoa âm" vì cho rằng chó vàng chỉ nằm dưới bóng hoa chứ không nằm trong lòng hoa được! Cho đến khi bác í bị đày ra biên ải, biết được có giống sâu tên Hòang khuyển, mới than rằng kiến thức của mình thiệt không bằng người. Ngày nay, tên Đakao hay Hải Âu Phi Xứ với kỹ năng chồng ghép hình ảnh, có thể dễ dàng tặng cho bác Pha một tấm ảnh chó vàng nằm trong lòng cẩm chướng, như thật !

bridal gown
nhiếp ảnh đương đại với kỹ thuật chụp chồng
hải âu phi xứ 12A4 (Như Tùng)


Nguyễn Thế Nghiệp 
TV83, 12A5

Comments

Popular posts from this blog

Phụng nữ ân cần biệt cố nhân

Echeveria Lilacina

Cô phàm viễn ảnh bích không tận