bleeding heart
ảnh Trần Như Tùng
na ná giống bông sứ
để cho đời chút hương, cỏ cây gom hết tinh lực bung ra những cánh hoa
để nồng nàn cho một tình yêu, trái tim đôi lúc rướm máu
sự tuyệt vời chỉ có được bằng niềm đau vô tận ...
chợt nhớ đến truyền thuyết một loài chim
chỉ hót lên một lần trong cả đời trên những cành cây đầy gai nhọn
rồi lao thẳng vào cây gai dài nhất và nhọn nhất
giữa cơn hấp hối, một tiếng hót vút cao, thánh thót
vào lúc ngọn gai xuyên qua
con chim không ý thức được cái chết đang đến
nó chỉ mãi mê hót cho đến khi không còn cất thêm được một nốt nhạc nào nữa
tiếng hót tuyệt vời đánh đổi bằng cả sự sống
tôi không hiểu điều gì đã thúc đẩy con chim tự đâm suốt vào tim và lịm dần trong tiếng hót
còn chúng ta khi tự ghim vào lồng ngực những chiếc gai nhọn
chúng ta biết, chúng ta hiểu
vậy mà chúng ta vẫn làm
chúng ta vẫn làm (*)
Tấm ảnh này được chụp chồng 2 tấm lên 1. Đây là một kỷ xảo mới của máy chụp hình Nikon làm cho ảnh trông nửa hư nửa thật, kích thích trí tượng người xem.
Bức ảnh được đặt tên theo theo tên một loài cá cảnh nhỏ có một chấm nhỏ bên hông là bleeding heart tetra. Hơn nữa, màu đỏ tía lan nhòa trong cánh hoa như những mạch máu lan tỏa trong cơ thể mình nên Tùng mới đặt tên bức ảnh là bleeding heart.
Ảnh chụp hoa Quince. Màu đỏ trong ảnh là màu thực sự cùa loài hoa Quince. Có rất nhiều loại hoa Quince; cái hoa mà Tùng chụp là loại hoa ghép 3 màu: trắng, đỏ và hồng. Có những cái bông có cả 3 màu, trông rất là thú vị. Loài hoa này thường nở vào dịp Tết nguyên đán hay trễ hơn 1 chút nên tiện cho việc trang trí với dĩa quả tử trong ba ngày Tết rất là đẹp.
|
tpthảo
|
(*) Colleen McCullough, nữ tiểu thuyết gia người Úc cũng đã mượn truyền thuyết này viết The Thorn Birds. Bản dịch tiếng Việt Những con chim ẩn mình chờ chết, Trung Dũng dịch từ bản tiếng Pháp Les oiseaux se cachent pour mourir, Nhà xuất bản Trẻ phát hành 1988. Bản dịch Tiếng chim hót trong bụi mận gai của Phạm Mạnh Hùng dịch từ bản tiếng Nga, Nxb Phụ nữ phát hành
Comments