về trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 - Lê Mai

Góc nhìn của một người phía bên kia về trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 - Lê Mai
 
Chúng ta đều biết, ngày này cách đây 36 năm (ngày 19.1.1974) đã diễn ra trận hải chiến giữa Hải quân VNCH và TQ, kết thúc bằng việc toàn bộ quần đảo Hoàng Sa mất vào tay TQ. Trận hải chiến đã được sách báo nói tới rất nhiều. Dưới đây, ghi lại vài nét về bối cảnh tranh chấp cũng như việc bố trí hành động quân sự của TQ trong trận hải chiến đó – chủ yếu qua các tài liệu của TQ nhằm có một cái nhìn đa chiều.

Ngay từ năm 1956, Chính phủ VNCH đã chính thức tuyên bố quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa (mà TQ gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc lãnh thổ Nam Việt Nam. Lập tức, Bộ ngoại giao TQ ra tuyên bố nêu rõ, “quyết không cho phép xâm phạm chủ quyền của TQ đối với quần đảo Tây Sa và các đảo khác thuộc về TQ, yêu cầu VNCH phải đình chỉ ngay mọi hoạt động khiêu khích”.

Song, VNCH không hề run sợ, tiếp tục tiến hành trinh sát, đưa quân đánh chiếm một số đảo trong quần đảo Hoàng Sa. Tiếp đó, quân đội Nam VN bắt tay ngay vào việc đào chiến hào, xây dựng lô cốt, dựng cột mốc chủ quyền, ghi rõ những đảo này thuộc lãnh thổ Nam VN. Phải công nhận, đây là một tầm nhìn xa, rộng – ngay trong những thời điểm đầy sự kiện lịch sử đó.
 

Bây giờ thì ai cũng hiểu, quần đảo Hoàng Sa có vị trí hết sức quan trọng. Nó không những có ngư trường tốt, dưới đáy biển có nhiều tài nguyên khoáng sản, dầu khí phong phú, mà tầm quan trọng về mặt quân sự còn lớn hơn nữa.

Trong vòng 18 năm, từ 1956 đến 1973, Nam VN đã chiếm 6 đảo đá của quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Chính phủ TQ rất tức giận và họ quyết định ra tay. Họ cho rằng thời cơ giành lại Hoàng Sa đã chín muồi.

Ngày 11.1.1974, Bộ ngoại giao TQ lại ra tuyên bố nhắc lại “quần đảo Nam Sa, Tây Sa, Trung Sa và Đông Sa đều là một bộ phận của lãnh thổ TQ. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có chủ quyền không thể tranh cãi đối với những đảo đá này”.

Giữa tháng 1.1974, 4 tầu chiến Nam VN trong đó có tàu khu trục mang tên “Trần Khánh Dư”, “Trần Bình Trọng”, “Lý Thường Kiệt” và tàu hộ vệ mang tên “Sóng Gầm” (hộ tống hạm Nhật Tảo) tiến vào vùng biển Hoàng Sa. Sáng 17.1, quân đội Nam VN đổ bộ lên đảo Kim Ngân, buổi chiều đánh chiếm đảo Kim Tuyền. Quốc kỳ của TQ bị lực lượng Nam VN hạ xuống.

Báo cáo về hành động quân sự của quân đội Nam VN được khẩn cấp trình lên Trung Nam Hải. Chu Ân Lai lập tức bàn bạc đối sách với Diệp Kiếm Anh, sau khi được Mao Trạch Đông đồng ý, quyết định biện pháp tăng cường tuần tra và hành động quân sự tương ứng để bảo vệ “lãnh thổ TQ không bị xâm phạm”. Diệp Kiếm Anh nhanh chóng triệu tập Đặng Tiếu Bình, người vừa được khôi phục công tác, bắt tay vào việc bố trí hành động quân sự, giành lại 3 đảo San Hô, Cam Tuyền, Kim Ngân từ tay Nam VN.

Theo lệnh của Quân ủy Trung ương TQ, bố trí lực lượng của TQ như sau:

- Cử tàu 396, 389 của đại đội tàu quét mìn số 10 thuộc căn cứ Quảng Châu và tàu 271, 274 đại đội săn tàu ngầm số 73 căn cứ Du Lâm trong 2 ngày 17-18 phải có mặt ở vùng biển phụ cận cụm đảo Vĩnh Lạc – Hoàng Sa để làm nhiệm vụ tuần tra.

- Lệnh cho quân khu Nam Hải cử 4 trung đội vào đóng trên 3 đảo Tấn Khanh, Tham Hàng, Quảng Kim.

- Căn cứ Quảng Châu cử tàu 281, 282 của đại đội săn tàu ngầm số 74 vào gần cụm đảo Vĩnh Lạc làm nhiệm vụ cơ động.

- Đặt sở chỉ huy trên biển trên tàu 271 thuộc đại đội săn tàu ngầm số 73.

- Để phối hợp hành động của hải quân, Quân khu Quảng Châu lệnh cho Trung đoàn 22 không quân thuộc Hạm đội Nam Hải cử 2 phi đội máy bay chiến đấu, bay trinh sát tuần tra trên bầu trời cụm đảo Vĩnh Lạc, đồng thời yêu cầu không quân thuộc quân khu Quảng Châu cử một bộ phận làm nhiệm vụ sẵn sàng chi viện.

Như đã nói, phía VNCH chỉ có tàu “Trần Khánh Dư”, “Trần Bình Trọng”, “Lý Thường Kiệt” và tàu hộ vệ “Sóng Gầm” (Nhật Tảo). Kết thúc trận đánh, các tàu “Trần Khánh Dư”, “Trần Bình Trọng”, “Lý Thường Kiệt” bị thương nặng, phải rút lui, còn tàu hộ vệ “Sóng Gầm” (Nhật Tảo) thì bị bắn chìm vào hồi 14h52 phút. TQ thừa dịp mở cuộc chiến đấu đổ bộ, giành lại 3 hòn đảo từ tay quân đội Nam VN. Từ đây, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay TQ.

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài BBC, bà Bảy Vân, phu nhân ông Lê Duẩn cho biết, ông đã nói: “Bằng cách nào cũng phải chiếm lại Hoàng Sa”. Hy vọng, đó là một câu nói lịch sử.

Lê Mai
 

Phản hồi

Dong nói:

Đúng là phía VNCH họ có ý thức rõ rệt về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải bác Lê Mai nhỉ. Cả miền Bắc khi ấy chỉ nhăm nhăm vào cái vĩ tuyến 17, tranh giành từng ụ đất con mương với phía Việt miền Nam. Sau 1954 họ cũng còn rất nhiều chuyện phải lo như ta, thậm chí còn đáng lo hơn : Phe phái thân Pháp, thân Tàu, các lực lượng chống đối và cả số Việt cộng còn cài cắm lại sau 1954….phức tạp hơn miền Bắc rất nhiều.
Một số nhân sỹ và sỹ quan Sàigòn họ có quyền trách móc ta, nhân dân cũng có quyền chất vấn ta về những chuyện ta đã hiểu một cách quá ngây thơ về “bốn phương vô sản đều là anh em” cứ nghĩ cái gì cũng của Quốc tế cộng sản hết.
Nói đến chữ anh em, sau 1954 ngòai Bắc hòan tòan không còn sổ điền địa, bằng khóan….trong khi ở phía Nam họ rạch ròi, rõ ràng, anh em ruột cũng phân chia cẩn thận theo luật.
Kể ra nhiều thứ phía Nam văn minh hơn Bắc bác LM ạ. Cũng có thể do xứ Nam kỳ thuộc Pháp nên họ được khai hóa theo kiểu Pháp, khác với trung và Bắc bộ là xứ thuộc địa tối tăm hơn.
Lỗi lầm thuộc lịch sử, không bàn đến, nhưng từ nay phải ý thức mà đòi, truyền đời mà đòi về cho tổ quốc chứ bác, sao lại cố tình làm ngơ, ai nhắc đến thì hăm he “làm việc” vậy ?
 
 
Lê Mai nói:

Những phân tích của Dong thường rất phong phú, có nhiều dữ kiện, nhiều ý tưởng, đọc rất thú vị. Đúng, Nam VN ngày đó và Bắc VN ngày đó có vẻ trái ngược nhau nhiều lĩnh vực. Lịch sử rất công bằng. Rồi đến lúc nào đó, lịch sử trả lại tất cả. Và ta đã thấy, dù muốn hay không thì tầm nhìn của Nam VN (về HS, TS) ngày đó thật đáng nể. Trong khi đó, cái công hàm của ta (*) – người mà tôi rất ngưỡng mộ, lại ngược lại. Điều đó thật đáng tiếc. Nhưng giải tích như ông Lưu Văn Lợi – một nhà ngoại giao, luật gia kỳ cựu thì nói thật, tôi chưa tán thành.
Rõ ràng, từ trước cũng như hiện nay, văn hóa miền Nam và Bắc có khác nhau như Dong nhận xét. Điều lý thú là người nước ngoài họ cũng có cái nhìn rất tinh tế như vậy. Cảm ơn những ý kiến rất hay của Dong.
 
 
Doan Tran nói:

Cám ơn bác về bài viết rất khách quan vế quân đội VNCH. ĐT là người sinh trưởng tại miền Nam, đọc quá nhiều bài viết chỉ có phê phán, chừi bới chế độ miền Nam thiếu khách quan mà ĐT là một chứng nhân. Khi TQ tấn công Hoàng Sa, bộ ngoại giao VNCH có vào trại David tại Tân Sơn Nhất đề nghị phái đoàn chính phủ VNDCCH cùng lên tiếng phản đối Trung Quốc nhưng phái đoàn chính phủ VNDCCH từ chối. ĐT nghĩ dù theo chính thể nào, đất nước vẫn là của chung người Việt Nam dù cho lúc ấy Hoàng Sa là do ciính phủ VNCH quản lý. Một lần nữa cảm ơn bác rất nhiều.
 
 
Lê Mai nói:

Chào bác Doan Tran. Tôi tán thành quan điểm của bác, đã là lịch sử là phải trung thực, chỉ có nói ra lúc nào thôi. Bây giờ chúng ta mới thấy, nhiều nước cờ của VNCH là “cao cường” lắm đó – mà có lẽ HS là một ví dụ.
Điều may mắn nữa cho VN là hồi đó, VNCH đã quyết tâm bảo vệ HS. Lịch sử là một dòng chảy liên tục và người ta không thể phủ định sạch trơn quá khứ, phải khg bác DT?
 
 
hahien nói:

Vì thế đã đến lúc không nên gọi chính thể VNCH là ngụy quyền nữa. Sự khác biệt giữa 2chính thể VNCH và VNDCCH đã trót được giải quyết bằng súng đạn 1 thời là nỗi đau quá lớn của dân tộc VN trong thế kỷ 20 rồi… Ai sai ai đúng chẳng có ý nghĩa gì nữa vì lịch sử không thể làm lại. Xin hãy cố mà làm lành vết thương hơn là khoét sâu vào sự đau đớn ấy bằng sự phỉ báng nhau bằng những ngụy ngôn từ
 

Lê Mai nói:

Anh nói rất đúng, anh hahien à. Tôi không bao giờ dùng chữ “ngụy quyền” cả, anh có thể thấy trong tất cả các entry của tôi. Đơn giản, nó không phù hợp và không tỏ ra có văn hóa. Lịch sử không thể làm lại, rất đúng. Tôi thích câu nói của Bill Clinton, rằng chúng ta không thể thay đổi quá khứ song có thể thay đổi được tương lai.
Song, người ta liệu có muốn như thế khg? Đó là vấn đề.
 

hahien nói:

Cái còm trên của em lả nói về những người đã tự hạ thấp mình vì không biết ứng xử với những kẻ bại trận trong tình dân tộc, nghĩa đồng bào.

(*) ý nói công hàm Phạm văn Đồng ký năm1958
chú thích của Cỏ


Comments

Popular posts from this blog

Phụng nữ ân cần biệt cố nhân

Echeveria Lilacina

Cô phàm viễn ảnh bích không tận