Tranh Tết
Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột.
Om sòm trên vách bức tranh gà...
Tú Xương
Mình rất thích Tết, ngày nhỏ đã đành mà giờ cũng vậy. Mình vẫn nhớ như in những năm tháng tuổi thơ trước năm 75, những ngày giáp Tết bà ngoại thường dắt đi chọn mua liễn Tết - những bộ liễn tứ bình với những hình ảnh tiêu biểu cho bốn mùa tám tiết. Liễn tứ bình thường là sơn mài hay tranh lụa khi là Mai - Lan - Cúc - Trúc, khi thì Tùng - Mai - Cúc - Trúc, hoặc Xuân - Hạ - Thu - Đông, cũng có khi là những nàng tố nữ Cầm - Kỳ - Thi - Họa ... Ngắm những bộ liễn Tết trong lòng luôn trào dâng một niềm vui khó tả, cùng với bộ liễn mới mua về nhà là Tết sắp tới, mình sẽ thêm một tuổi, mặc quần áo mới theo ba mẹ đi chơi, được chơi tôm cua bầu cá ... và được lì xì.
Om sòm trên vách bức tranh gà...
Tú Xương
Mình rất thích Tết, ngày nhỏ đã đành mà giờ cũng vậy. Mình vẫn nhớ như in những năm tháng tuổi thơ trước năm 75, những ngày giáp Tết bà ngoại thường dắt đi chọn mua liễn Tết - những bộ liễn tứ bình với những hình ảnh tiêu biểu cho bốn mùa tám tiết. Liễn tứ bình thường là sơn mài hay tranh lụa khi là Mai - Lan - Cúc - Trúc, khi thì Tùng - Mai - Cúc - Trúc, hoặc Xuân - Hạ - Thu - Đông, cũng có khi là những nàng tố nữ Cầm - Kỳ - Thi - Họa ... Ngắm những bộ liễn Tết trong lòng luôn trào dâng một niềm vui khó tả, cùng với bộ liễn mới mua về nhà là Tết sắp tới, mình sẽ thêm một tuổi, mặc quần áo mới theo ba mẹ đi chơi, được chơi tôm cua bầu cá ... và được lì xì.
Rồi những ngày Tết Theo ba mẹ đi chúc Tết bà con họ hàng. Sau khi chào hỏi và nhận lì xì mình luôn sà vô những bột liễn treo trên tường. Những ngày xưa đó, các phòng khách gia đình Sài Gòn thường hay treo liễn. Mình luôn say đắm các bộ “liễn” coi kỹ từng bức tranh, đọc kỹ từng lời bình giải. Mỗi bộ liễn là một câu chuyện thú vị. Nào là Quan công phò Nhị tẩu, Triệu Tử Long phò Ấu chúa, Phạm Công - Cúc Hoa, Lâm Sanh - Xuân Nương, Lã Bố hí Điêu Thuyền, Ngư Tiều Canh Mục, Võ Tòng đả hổ, Tứ phủ quan hoàng ...
Nhà ba mẹ mình cũng treo các loại liễn như vậy. Mình vẫn nhớ bức liễn vẽ nàng Điêu Thuyền với gương mặt buồn man mác, váy áo thướt tha đang cúi đầu van vái trước hương án bày dưới trăng, còn Vương Tư Đồ thì lấp ló nấp đằng xa với câu chú giải: “Điêu Thuyền bái nguyệt, Vương Tư Đồ khảo sử liên hườn kế”. Một câu toàn chữ Hán, và dù lúc ấy chẳng hiểu quái gì nhưng vẫn cứ nhớ như in cho tới tận bây giờ.
Rồi cũng vào một dịp Tết mình có dịp đến làng tranh Đông Hồ. Một làng nghể làm tranh nổi tiếng thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 35 cây số, nằm bên bờ nam sông Đuống. Những bức tranh Đám cưới chuột, Mục đồng thổi sáo, Mục đồng hiếu học, Vinh hoa - Phú quý, Thầy đồ Cóc, Gà đại cát, Lợn đàn, Cá chép, Đánh ghen, Hái dừa... mà sau năm 1975 mới nhìn thấy lần đầu đã khiến mình bị hớp hồn. Màu sắc sống động, hình ảnh ngộ nghĩnh và ý vị ấy như chứa cả hồn dân tộc.
Để làm ra một bức tranh, ngoài bản khắc từ gỗ cây thị, thì giấy và màu cũng phải được chăm chút tối đa. Giấy dó được quết điệp (vỏ con điệp nghiền nát trộn với hồ nấu từ gạo, nếp hoặc sắn) bằng chổi lá thông, phơi khô trước khi in. Màu sử dụng là tự nhiên: đen từ than xoan hay lá tre; vàng từ hoa hòe; xanh từ gỉ đồng, lá chàm; đỏ từ sỏi son, gỗ vang... Và tranh có bao nhiêu màu thì lại có bấy nhiêu lần in, lần phơi. Từ mùa thu, người làng Hồ đã chuẩn bị cho mùa tranh Tết. Cả làng bừng lên vì màu giấy điệp: tất cả sân vườn, ngõ xóm, đường làng, triền đê, nóc bếp... đều được tận dụng để phơi giấy. Cả làng rộn rịp với việc làm tranh cho đến tận tháng chạp. Và chợ Tranh họp năm phiên với hàng triệu bức tranh đủ loại, đón khách từ khắp nơi lũ lượt đổ về, cả người buôn tranh, người chơi tranh, lẫn người đi hội làng tranh...
TPT
Trúc lâm thất hiền
bịt mắt bắt dê
Để làm ra một bức tranh, ngoài bản khắc từ gỗ cây thị, thì giấy và màu cũng phải được chăm chút tối đa. Giấy dó được quết điệp (vỏ con điệp nghiền nát trộn với hồ nấu từ gạo, nếp hoặc sắn) bằng chổi lá thông, phơi khô trước khi in. Màu sử dụng là tự nhiên: đen từ than xoan hay lá tre; vàng từ hoa hòe; xanh từ gỉ đồng, lá chàm; đỏ từ sỏi son, gỗ vang... Và tranh có bao nhiêu màu thì lại có bấy nhiêu lần in, lần phơi. Từ mùa thu, người làng Hồ đã chuẩn bị cho mùa tranh Tết. Cả làng bừng lên vì màu giấy điệp: tất cả sân vườn, ngõ xóm, đường làng, triền đê, nóc bếp... đều được tận dụng để phơi giấy. Cả làng rộn rịp với việc làm tranh cho đến tận tháng chạp. Và chợ Tranh họp năm phiên với hàng triệu bức tranh đủ loại, đón khách từ khắp nơi lũ lượt đổ về, cả người buôn tranh, người chơi tranh, lẫn người đi hội làng tranh...
Còn có bao giờ mình mới lại đi mua tranh Tết về treo chơi?
TPT
Trong “Thánh Thán Ngoại Thư“, Mao Tôn Cương viết về Điêu Thuyền như sau:
“18 lộ quân chư hầu không giết nổi Đổng Trác, mà một thiếu nữ đào tơ liễu yếu như Điêu Thuyền lại giết nổi Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lữ Bố, mà chỉ một nàng Điêu Thuyền thắng nổi. Ôi, lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy son phấn làm khôi giáp, lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy nước mắt nũng nịu làm tên đạn, lấy lời tình tứ ngọt ngào làm chiến lược mưu cơ. Xem thế thì cái bản lãnh của “nữ tướng quân” quả là tuyệt cao cường, đáng sợ thay!”
“18 lộ quân chư hầu không giết nổi Đổng Trác, mà một thiếu nữ đào tơ liễu yếu như Điêu Thuyền lại giết nổi Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lữ Bố, mà chỉ một nàng Điêu Thuyền thắng nổi. Ôi, lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy son phấn làm khôi giáp, lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy nước mắt nũng nịu làm tên đạn, lấy lời tình tứ ngọt ngào làm chiến lược mưu cơ. Xem thế thì cái bản lãnh của “nữ tướng quân” quả là tuyệt cao cường, đáng sợ thay!”
Comments