Hãy để ngày ấy lụi tàn

hãy để ngày ấy lụi tàn, ngày mà tôi sinh ra đời và đêm mà người ta nói rằng đã có một con người được kết thành thai  ... 

Đó là tiếng kêu ai thán của bao thân phận bị vùi dập bị phân biệt đối xử để rồi chính bản thân họ chối bỏ một KIẾP LÀM NGƯỜI một kết quả đẹp của tình yêu CHA MẸ.


Không thấy sự hành hạ đánh đập, đày ải người da màu trong hãy để ngày ấy lụi tàn. Nhưng sự kỳ thị, khinh miệt người da màu ăn sâu vào máu thịt của người da trắng từ lâu lắm rồi. Kinh khủng hơn, sự kỳ thị này khiến cho bản thân những người da màu vì muốn tồn tại như một con người, đã phải chối bỏ nguồn gốc, tự khinh miệt chủng tộc mình, tìm mọi cách ngoi lên địa vị của người da trắng!

Để rồi cuối cùng nhân vật chính Anthony đau đớn nhận ra

Anh đã từng ngắm nhiều cảnh bình minh như thế trên dãy núi kia. Giờ đây anh cũng ngắm nhìn, nhưng đôi mắt mệt mỏi của anh không nom thấy màu hồng, màu vàng hay màu đen của các đỉnh núi quanh anh. Đối với anh, đất trời chỉ có một màu duy nhất, đó là màu chì tẻ ngắt chống lại cuộc tấn công của một ngày mới nữa vào tâm hồn anh.

Bất chấp cái đau ê ẩm của đôi chân, anh thong thả đứng lên và đưa mắt xuống vách đá, đăm đăm nhìn những bóng tối đang co lại. Trên vầng trán anh giờ đây đã mất hẳn nét ưu tư vì so với những cạnh sắc lởm chởm của cuộc đời, những tảng đá trong vực thẳm dưới kia tựa như chiếc giường trải đệm lông chim còn êm dịu hơn nhiều.

Hãy để ngày ấy lụi tàn, tác giả Gerald Gordon  là một trong những tiểu thuyết lên án tệ phân biệt chủng tộc hay nhất mọi thời đại. Tên tác phẩm lấy một câu từ kinh Cựu ướcLet the day perish wherein I was born, and the night in which it was said, There is a man child conceived.

Gerald Gordon sinh ngày 19-01-1909, tại Kimberley, Cộng hòa Nam Phi. Năm 1936, Gerald Gordon xuất bản cuốn sách đầu tiên: Luật Bảo hiểm Nam Phi. Sự nghiệp luật sư của ông bị gián đoạn vì đại chiến thế giới thứ hai. Năm 1940, Gerald Gordon gia nhập quân đội, quân chủng Bộ binh Nam Phi, là binh nhì, phục vụ tại Bắc Phi, trong ban Tình báo. Đến khi giải ngũ, ông có quân hàm Đại úy. Chiến tranh kết thúc, ông quay trở lại ngành luật sư. Đây là giai đoạn chính trị Nam Phi có nhiều biến động. Ông trở thành nhà hoạt động cho quyền con người. Gordon tham gia bào chữa thành công nhiều vụ án giành quyền bình đẳng cho người da đen. Năm 1974, Gerald Gordon giã từ hoạt động luật sư. Ông qua đời năm 1998, thọ 89 tuổi.

tpt

Comments

Popular posts from this blog

Echeveria Lilacina

Phụng nữ ân cần biệt cố nhân

Cô phàm viễn ảnh bích không tận