QUỐC KHÁNH – KHOẢNH KHẮC LỊCH SỬ
bài viết của Kodoan Noinick (không biết là nhân vật nào của TV3) đang gây tranh cãi ì sèo trên FBTV83, bỏ vô đây coi chơi
Từ trong buổi bình minh của lịch sử, dân tộc VN đã trải qua năm bản tuyên ngôn độc lập, mà từng thời điểm lịch sử sẽ có những nhân sinh quan và thế giới quan khác nhau phụ thuộc vào các bối cảnh lịch sử và bài viết này chỉ đề cập về những dữ kiện thuộc phạm trù lịch sử mang tính phổ quát.
1. Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất trong lịch sử Việt Nam là bản được viết theo thể loại thơ Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt ở thế kỷ XI năm 1077, triều vua Lý Nhân Tông nước Đại Việt, bên dòng sông Như Nguyệt trong lúc đang chống giặc Tống.
2. Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai là bài "Hịch Tướng sĩ" của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, sự khẳng định chủ quyền đất nước rất dứt khoát. Năm 1284, sau khi chiếm toàn vẹn Trung Hoa, quân Mông Cổ, đã đem một lực lượng rất hùng hậu sang đánh Đại Việt. Vua Trần Nhân Tông triệu tập đại diện toàn dân tại Hội Nghị Diên Hồng.
3. Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ ba là bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi viết năm 1428 cho vua Lê Lợi khi giành lại độc lập cho nước Đại Việt sau gần 10 năm kháng chiến chống quân nhà Minh (1418-1427).
4. Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ tư là vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại. Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập và thành lập chính phủ độc lập trên danh nghĩa, đứng đầu là học giả Trần Trọng Kim, với quốc hiệu Đế quốc Việt Nam.
5. Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ năm là vào buổi trưa lúc 14:00 ngày 2 tháng 9 năm 1945 bởi Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Chủ Tịch Hồ Chí Minh soạn và đọc, đã trích khá nhiều đoạn trong bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ trong lúc đang chống Pháp.
Ngày quốc khánh là ngày lễ quan trọng của một quốc gia. Khoảnh khắc lịch sử này gắn liền với các sự kiện lịch sử của quốc gia đó. Tại hầu hết các nước, ngày quốc khánh đánh dấu sự khai sinh của quốc gia, ngày giành được độc lập như ở Mỹ, thay đổi triều đại như tại Pháp, hoặc ngày thông qua hiến pháp như ở Thổ Nhĩ Kỳ,…….
Đọc bản tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9, 1945, chúng ta hãy so sánh với những gì đang diễn ra hôm nay, các bạn TV83 sẽ thấy nhiều điều ngược lại với bản tuyên ngôn ấy! Nếu như bản tuyên ngôn lần thứ nhất mở ra một trang sử oai hùng cho dân tộc thì bản tuyên ngôn lần thứ năm này lại báo hiệu buổi hoàng hôn trong cơn mưa tầm tã mà sau cơn mưa ấy trời lại về đêm!
Nhắc lại bản tuyên ngôn độc lập của ngày 2 tháng 9 năm 1945 là nhắc đến buổi hoàng hôn của lịch sử VN song hành cùng chủ thuyết không tưởng, chỉ được vận dụng làm khẩu hiệu, hoàn toàn không phù hợp với thế giới hiện sinh. Tuyên ngôn Độc Lập nhưng lại lệ thuộc Trung Cộng trên mọi phương diện thì lời tuyên ngôn ấy còn có giá trị nữa hay không!
Theo dòng lịch sử:
Năm 1965, Đảng CS CuBa tuy làm chậm bước tiến dân tộc này, nhưng họ chưa hề bán mảnh đất nào cho Liên Xô và LX hiện nay, cái nôi của Đảng Cộng Sản, đã chuyển sang tư bản vào cuối năm 1991.
Năm 1946, Đảng CS Bắc Triều Tiên vẫn theo đuổi chính sách bảo thủ hà khắc của Stalin cũng chưa nhân nhượng cho Trung Cộng một tấc đất nào dù họ lệ thuộc vào TQ rất nhiều nhưng vẫn chứng tỏ tính độc lập đầy đủ của một dân tộc.
Còn VN từ năm 1930 đến nay, là một trong bốn nước theo chủ nghĩa Cộng Sản còn sót lại trên thế giới, có trở thành một sắc tộc trong lòng Hán tộc như Mông Cổ, Tân Cương, Tây Tạng hay không? Câu hỏi này tôi xin dành cho tất cả các bạn TV83, những người con nước Việt.
Nhắc lại những bước ngoặc lịch sử dân tộc không phải để khơi dậy một niềm đau mà để nhắc lại một nỗi nhớ, mà nay đã trở thành lịch sừ, mà lịch sử thì không thể thay đổi được nữa dù muốn hay không. Hiểu biết về lịch sử để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc là một việc hữu ích, đừng nên trở thành người bất tri, vô cảm với lịch sử ông cha.
Hy vọng lại tiếp tục hy vọng như đã bao lần hy vọng cho đất nước chúng ta, quê mẹ của tất cả chúng ta xây dựng lại được tinh thần dân tộc thông qua tình cảm dân tộc để có trách nhiệm với tiền nhân nhằm thu phục hiền tài bởi hiền tài là nguyên khí quốc gia.
Chàng viết bài này là Châu Quốc Cường của 12P4
Từ trong buổi bình minh của lịch sử, dân tộc VN đã trải qua năm bản tuyên ngôn độc lập, mà từng thời điểm lịch sử sẽ có những nhân sinh quan và thế giới quan khác nhau phụ thuộc vào các bối cảnh lịch sử và bài viết này chỉ đề cập về những dữ kiện thuộc phạm trù lịch sử mang tính phổ quát.
1. Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất trong lịch sử Việt Nam là bản được viết theo thể loại thơ Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt ở thế kỷ XI năm 1077, triều vua Lý Nhân Tông nước Đại Việt, bên dòng sông Như Nguyệt trong lúc đang chống giặc Tống.
2. Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai là bài "Hịch Tướng sĩ" của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, sự khẳng định chủ quyền đất nước rất dứt khoát. Năm 1284, sau khi chiếm toàn vẹn Trung Hoa, quân Mông Cổ, đã đem một lực lượng rất hùng hậu sang đánh Đại Việt. Vua Trần Nhân Tông triệu tập đại diện toàn dân tại Hội Nghị Diên Hồng.
3. Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ ba là bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi viết năm 1428 cho vua Lê Lợi khi giành lại độc lập cho nước Đại Việt sau gần 10 năm kháng chiến chống quân nhà Minh (1418-1427).
4. Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ tư là vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại. Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập và thành lập chính phủ độc lập trên danh nghĩa, đứng đầu là học giả Trần Trọng Kim, với quốc hiệu Đế quốc Việt Nam.
5. Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ năm là vào buổi trưa lúc 14:00 ngày 2 tháng 9 năm 1945 bởi Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Chủ Tịch Hồ Chí Minh soạn và đọc, đã trích khá nhiều đoạn trong bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ trong lúc đang chống Pháp.
Ngày quốc khánh là ngày lễ quan trọng của một quốc gia. Khoảnh khắc lịch sử này gắn liền với các sự kiện lịch sử của quốc gia đó. Tại hầu hết các nước, ngày quốc khánh đánh dấu sự khai sinh của quốc gia, ngày giành được độc lập như ở Mỹ, thay đổi triều đại như tại Pháp, hoặc ngày thông qua hiến pháp như ở Thổ Nhĩ Kỳ,…….
Đọc bản tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9, 1945, chúng ta hãy so sánh với những gì đang diễn ra hôm nay, các bạn TV83 sẽ thấy nhiều điều ngược lại với bản tuyên ngôn ấy! Nếu như bản tuyên ngôn lần thứ nhất mở ra một trang sử oai hùng cho dân tộc thì bản tuyên ngôn lần thứ năm này lại báo hiệu buổi hoàng hôn trong cơn mưa tầm tã mà sau cơn mưa ấy trời lại về đêm!
Nhắc lại bản tuyên ngôn độc lập của ngày 2 tháng 9 năm 1945 là nhắc đến buổi hoàng hôn của lịch sử VN song hành cùng chủ thuyết không tưởng, chỉ được vận dụng làm khẩu hiệu, hoàn toàn không phù hợp với thế giới hiện sinh. Tuyên ngôn Độc Lập nhưng lại lệ thuộc Trung Cộng trên mọi phương diện thì lời tuyên ngôn ấy còn có giá trị nữa hay không!
Theo dòng lịch sử:
Năm 1965, Đảng CS CuBa tuy làm chậm bước tiến dân tộc này, nhưng họ chưa hề bán mảnh đất nào cho Liên Xô và LX hiện nay, cái nôi của Đảng Cộng Sản, đã chuyển sang tư bản vào cuối năm 1991.
Năm 1946, Đảng CS Bắc Triều Tiên vẫn theo đuổi chính sách bảo thủ hà khắc của Stalin cũng chưa nhân nhượng cho Trung Cộng một tấc đất nào dù họ lệ thuộc vào TQ rất nhiều nhưng vẫn chứng tỏ tính độc lập đầy đủ của một dân tộc.
Còn VN từ năm 1930 đến nay, là một trong bốn nước theo chủ nghĩa Cộng Sản còn sót lại trên thế giới, có trở thành một sắc tộc trong lòng Hán tộc như Mông Cổ, Tân Cương, Tây Tạng hay không? Câu hỏi này tôi xin dành cho tất cả các bạn TV83, những người con nước Việt.
Nhắc lại những bước ngoặc lịch sử dân tộc không phải để khơi dậy một niềm đau mà để nhắc lại một nỗi nhớ, mà nay đã trở thành lịch sừ, mà lịch sử thì không thể thay đổi được nữa dù muốn hay không. Hiểu biết về lịch sử để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc là một việc hữu ích, đừng nên trở thành người bất tri, vô cảm với lịch sử ông cha.
Hy vọng lại tiếp tục hy vọng như đã bao lần hy vọng cho đất nước chúng ta, quê mẹ của tất cả chúng ta xây dựng lại được tinh thần dân tộc thông qua tình cảm dân tộc để có trách nhiệm với tiền nhân nhằm thu phục hiền tài bởi hiền tài là nguyên khí quốc gia.
Chàng viết bài này là Châu Quốc Cường của 12P4
Comments