I have a dream ...

Hôm 28/8/2013  tại National Mall (Quảng trường Quốc gia), hàng vạn người đã tập trung quanh Reflecting Pool, Lincoln Memorial (đài tưởng niệm TT Lincoln) chờ nghe Tổng thống Barack Obama đọc diễn văn kỷ niệm 50 năm ngày mục sư Martin Luther King đọc bài diễn văn đi vào lịch sử “I Have a Dream”.  Mình cũng chen vô đó coi náo nhiệt.

Tổng thống Obama nói “Because they kept marching, America changed. Because they marched, city councils changed and state legislatures changed and Congress changed and, yes, eventually, the White House changed – Bởi họ xuống đường tuần hành nên nước Mỹ thay đổi.  Bởi vì họ tuần hành, chính quyền các thành phố phải thay đổi, luật pháp các bang thay đổi, Quốc hội thay đổi, và kể cả Nhà Trắng cũng thay đổi”


áo chị Michelle đẹp

Năm mươi năm trước cũng tại nơi đây, National Mall, phía trước là đài tường niệm George Washington Memorial, xa xa đồi Capitol, bên tay phải là nhà tưởng niệm Thomas Jefferson, người viết bản tuyên ngôn nổi tiếng “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng...”, Martin Luther King trước hàng vạn người khẩn khoản lặp đi lặp lại “Tôi có một giấc mơ ... ”.


Tôi có một giấc mơ, ấy là mọi người sinh ra đều bình đẳng”.
Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày trên những ngọn đồi đất đỏ của Georgia, con của nô lệ và con của chủ nô sẽ ngồi lại với nhau bên bàn ăn của tình huynh đệ.
Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày vùng đất hoang mạc Mississippi, bức bối vì hơi nóng của bất công và áp bức, sẽ chuyển mình để trở nên ốc đảo của tự do và công bằng.
Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày bốn con nhỏ của tôi sẽ sống trong một đất nước mà chúng không còn bị đánh giá bởi màu da, mà bởi tính cách của chúng…”

Năm mươi năm trước thế hệ cha anh của người Mỹ da đen, dẫn đầu là Martin Luther King, tại nơi đây xuống đường tuần hành đấu tranh không ngưng nghỉ cho quyền con người, dân chủ, tự do và bác ái.  Để không còn sự phân biệt chủng tộc ở những khu vực công cộng, nước Mỹ đã mất hàng thế kỷ và chính mục sư King đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Ngày nay, dĩ nhiên đây đó vẫn có nhiều người Mỹ da trắng kỳ thị các chủng tộc khác nhưng ít nhất trước pháp luật mọi người đều bình đẳng.

Sau khi ông bị ám sát năm 1968, phong trào đòi nhân quyền cho người da màu càng nổi lên mạnh hơn bao giờ hết và lịch sử Hoa Kỳ bắt đầu xóa đi những trang buồn nhất về nạn phân biệt chủng tộc.  Tại khu tưởng niệm chiến tranh Triều Tiên gần đó có câu viết “Freedom is not free – Tự do không phải khơi khơi mà có”. Thật vậy, Martin Luther King và hàng vạn người da đen đã đổ máu để  được tự do và bình quyền như ngày hôm nay. Cái giá không hề rẻ. Nếu không có ông và máu của hàng vạn người da đen khác đã đổ thì chắc gì nước Mỹ đã có một tổng thống da màu Barack Obama ngày nay.    Đứng dưới mưa hôm đó nghĩ về 50 năm trước, không thể tưởng tượng nổi hôm nay người da đen lại có Tổng thống của mình, đang đứng trên bục mà ngày xưa mục sư King từng đứng và nói với hàng trăm ngàn người ở đó thời đó "Tôi có một giấc mơ ... "

Theo dòng người lang thang trên Quảng trường Quốc gia hôm đó, thấy có một cái nhà tạm “The King Imaging Project”,  mình cũng chen vô trong coi, thấy thiên hạ xếp hàng đợi xin chữ ký của Kinh II, con trai của Martin Luther King. Trên tường là hàng ngàn tờ giấy “My Dream Is – giấc mơ của tôi là”.   Có tờ ghi  “Tôi mơ không còn người lang thang sống trên phố”. Tờ thì “Giấc mơ của tôi là Hòa bình cho Trung đông”. Vài người ngồi suy ngẫm, viết gì đó và dính lên tường.  Nếu giấc mơ viết ra rồi dính lên đó mà come true được thì mình cũng mơ nhân quyền tự do dân chủ văn minh dân trí cho người Việt ở quê nhà.  Đó đó, Mỹ có Tổng thống da đen thì VN nay mai sẽ có tự do dân chủ.

Từ “I Have a Dream” đến “My Dream Is...” đã nửa thế kỷ trôi qua.  Ngày nay tại Quảng trường công viên quốc gia (National Mall) ở Washington DC ngoài các đài tưởng niệm chiến tranh, có bốn tượng đài cá nhân: George Washington – vị Tổng thống khai sinh ra nước Mỹ, Thomas Jefferson – vị Tổng thống viết bản tuyên ngôn độc lập hơn 300 năm qua vẫn còn nguyên giá trị, Abraham Lincoln – vị Tổng thống giải phóng nô lệ và thống nhất bắc nam trong cuộc nội chiến và một người - không phải là tổng thống và cũng không là người da trắng, đó là Martin Luther King.   Nếu không có ông và máu của hàng vạn người da đen khác đã đổ thì chắc gì những sắc dân da màu khác từ Á Đông đến Mỹ La tinh hay Trung Cận Đông lại có thể bình quyền với người Mỹ trắng ở xứ Cờ Hoa này.  Đứng trước tượng anh King mình lẩn thẩn nghĩ nếu không nhờ sự đấu tranh bền bỉ của anh và hàng vạn người Mỹ da đen đã nằm xuống cho nhân quyền của người Mỹ da màu thì có khi thị mẹt Việt nam mít da vàng mũi tẹt chính hiệu con nai vàng ngơ ngác mình đây lên xe buýt, xe hỏa, phi cơ ... gì gì đó cũng phải ngồi ở những hàng ghế chót bẹt.  Mình luôn nhớ mình cũng thuộc một sắc dân da màu ở xứ Cờ Hoa này và nhân quyền mà mình  đang được hưởng ở xứ Mỹ này là từ máu và nước mắt của người Mỹ da đen đã đổ qua nhiều thế hệ.  Many, many thanks.  Người Việt mình đang hưởng ké nhân quyền mà người Mỹ da den đã phải tranh đấu hàng mấy chục năm qua.   Vậy mà lại kỳ thị Mỹ đen mới quái chứ.



Kinh con đang ký vô những giấc mơ
Kinh cha coi bảnh trai hơn


hệ bài tiết tại National Mall
hôm đó cũng định vô đó mơ một giấc nhưng ewww quá phải chạy ra




Comments

Popular posts from this blog

Phụng nữ ân cần biệt cố nhân

Echeveria Lilacina

Cô phàm viễn ảnh bích không tận