dạo bước hương sơn


Hương Sơn là một quần thể hang động, đền chùa xen lẫn trong rừng núi thuộc huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây.  Tại đây có nhiều dãy núi đá vôi bên những dòng suối uốn lượn quanh co. Trên núi và trong các hang, từ lâu đời người dân đã xây dựng nhiều đền chùa mà trung tâm là  trong động Hương Tích.

Từ bến Đục bên bờ sông Đáy, xuống đò, xuôi theo dòng suối Yến để tới đền Trình. Ngôi đền này nằm ở cạnh sườn một quả núi có năm ngọn được gọi là núi Ngũ Nhạc.  Từ đền Trình, tiếp tục ngồi đò chửng một giờ thì tới bến Trò,  chùa Thiên Trù, động Hương Tích. Từ xưa, nơi đây đã được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhất động"


bến Đục, cửa ngỏ vào Hương sơn


suối Yến
ngồi đò chừng một giờ tới bến Trò


 lững lờ khe Yến cá nghe kinh


bến Trò
Từ Bến Trò đi bộ lên chùa Thiên Trù (có nghĩa là Bếp Trời),
còn được gọi là chùa Ngoài


chùa Thiên Trù

cổng tam quan chùa Thiên trù

Chùa Thiên Trù tọa lạc trên thềm núi Lão được xây dựng từ năm Đinh Hợi (1467) đời vua Lê Thánh Tông.  Chuyện kể rằng: trong một chuyến tuần thú phương Nam lần thứ hai, Vua Lê Thánh Tông cùng tướng sĩ qua vùng núi Hương Sơn nghỉ lạiở Thung Lũng núi Lão và cho quân lính thổi cơm ăn. Trong lúc thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên, Vua xem thiên văn thấy vùng này ở vào vị trí của sao Thiên Trù (Bếp Trời - một sao chủ về ăn uống), nên nhân đấy nhà Vua đặt tên cho thung lũng này là Thiên Trù. Sau lần đó, có 3 vị Hoà thượng (Tỷ Tổ Bồ Tát) tới đây dựng thảo am để tu hành và đặt tên là Thiên Trù Tự (chùa Thiên Trù).

Đến đời Vua Lê Trung Hưng, Hoà thượng Vân Thuỷ Thiền Thiên Trần Đạo Viên Quang tái lập đạo Phật tại đây, phát triển Phật giáo và cùng hương dân nơi đây xây dựng lại ngôi Tam Bảo, trùng hưng Thiên Trù Tự.



ta đây đang đứng trước chùa Thiên trù



Chùa Thiên Trù được xây dựng trên một mảnh đất hình chữnhật chạy dài suốt từ sân dốc cho tới bức tường ngăn giữa khoảng đất bằng phẳng và núi Sau Chùa. Kiểu kiến trúc của Thiên Trù có tên là “Ngũ môn tam cấp” - tức năm cửa ba bậc. Qua cổng là đến sân. Hai bên sân là hai dãy nhà tranh làm nơiăn nghỉ cho du khách trong ngày hội. Qua sân là đến bảo thềm thứ nhất – đây cũng là một cái sân. Trước bảo thềm này có đặt một đỉnh đồng cao 3m dùng đểkhói nhang. Qua sân bảo thềm thứ nhất là đến bảo thềm thứ hai – là một cái sân cao hơn. Hai bên sân bảo thềm thứ hai là những gian nhà cầu cho khách ngủ trọ.Tiến đến sân bảo thềm thứ ba cao hơn một chút, qua hai cửa tam quan nối vào Tam Bảo chính là nơi thờ Phật. Hai bên Tam Quan là gác trống bên trái và gác chuông bên phải. Hai bên Tam Bảo là hai bể nước, các buồng sư, buồng cung văn, nhà dấu, nhà oản,…vv. Phía sau Tam Bảo là điện Thánh Mẫu bên trái, gác tàng thư, nhà Tổ ởgiữa và Thiên Thuỷ tháp bên phải.


gác chuông

Có thể nói Chùa Thiên Trù là một công trình kiến trúc văn hóa nghệ thuật Lê -Nguyễn. Sự bố cục rất hài hòa:tam bảo, tiền đường, nhà thờ tổ, nhà thờ mẫu, nhà khách, các nhà kho…có đủ phương tiện sinh hoạt cho hàng trăm người nghỉ lại lễ Phật qua đêm. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX.

chùa Giải oan

Chùa Giải Oan nằm trên sườn núi, phía trái đường lên động Hương Tích khoảng giữa từ chùa Thiên Trù đến động.  Tại đây có một giếng nước trong vắt gọi là "Thiên nhiên thanh trì" hay còn gọi là giếng Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan ...  Gần chùa có động Tuyết Kinh và am Phật Tích.  

Chuyện kể rằng đức Quán Thế Âm Bồ Tát ứng thân làm công chúa Diệu Thiện, con vua Diệu trang Vương ở nước Hưng Lâm vì quyết chí tu hành không tuân theo lời cha, nên bà bị vua cha sai lính giết.  Ngọc Hoàng sai thần linh hóa hổ đến cứu bà.  Mãnh hổ cõng bà vào núi Hương Sơn. Chỗ bà xuống đầu tiên gọi là hang Thánh Mẫu, còn gọi là am Phật Tích (dấu tích nhà Phật). Ở đấy bà sang một vũng nước trong hang bên cạnh tắm gội rửa nỗi oan ức bụi trần. Chỗ đó sau thành chùa Giải Oan, có giếng Giải Oan (gọi là Thiên Nhiên Thanh Trì). Trước cửa hang có dòng suối gọi là suối Giải Oan. Người xưa quan niệm ai oan ức điều gì, thành kính đến nơi đây lễ Phật, uống nước ở giếng Giải Oan coi như đã giải được nỗi uẩn khúc trong lòng.

 chùa Giải oan, nhìn từ chùa Thiên Trù


 Động Hương Tích

Động này vốn có từ thời kỳ vận động tạo sơn, được phát hiện vào thế kỷ XI và đưa vào thờ Phật năm 1687. Phật thoại truyền rằng: đức Quán Thế Âm Bồ Tát ứng thân làm công chúa Diệu Thiện, con vua Diệu trang Vương ở nước Hưng Lâm, tu hành 9 năm và thành đạo quả ở động này nên đặt tên là Hương Tích (dấu vết thơm tho).

Ở đây có pho tượng Phật Bà Quán Âm bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn và hàng vạn nhũ đã nhấp nhô với biết bao hình thù kỳ lạ. Đây là điểm chính của thắng cảnh thường gọi là chùa chính hay chùa Hương

quán nhỏ dừng chân trên đường lên động Hương Tích
vô đây làm chén che xanh và củ khoai nướng thơm lừng


 trong lòng động Hương Tích


xuống núi

tpt

Comments

Popular posts from this blog

Echeveria Lilacina

Phụng nữ ân cần biệt cố nhân

Cô phàm viễn ảnh bích không tận