Nocturne

Mùa thu năm đó, Ngữ bước chân vào ngôi trường đại học nổi tiếng ở Bắc Cali: UC Berkeley. Việc Ngữ chọn Berkeley là một điều làm phiền lòng mẹ anh không ít, bởi vì anh được cả Stanford nhận và mẹ anh mong anh theo ngành Y như đa số các bậc phụ huynh Việt luôn kỳ vọng vào thế hệ mai sau. Thỉnh thoảng trong bữa cơm, mẹ Ngữ lại kể cho anh nghe những câu chuyện đại khái như:

“Con nhớ nhà bác Thông không? Bác thân với bố ngày nhà mình còn ở Đà Lạt ấy”

“ Vâng, con nhớ. Sao hở mẹ?”

“Con lớn của bác ấy mới ra bác sĩ đấy con à. Còn đứa thứ hai thì năm nay cũng vào Y.”

“…” Ngữ im lặng và cơm.

Mẹ anh lại nói:

“Con không thua con nhà bác Thông, con học Y thì bố sẽ rất vui!”


Ngữ im lặng không nói gì. Bà Thanh biết ý con không thích, cũng thôi kể chuyện. Hai mẹ con yên lặng ăn nốt bữa cơm. Chiến tranh không giết được bố của Ngữ, nhưng khi chiến tranh chấm dứt, những tưởng hòa bình trở về với mọi người, thì bố của anh lại ra đi vĩnh viễn. Hơn năm năm đày đọa trong trại cải tạo với rừng thiêng, nước độc, với những gì tệ nhất khi người đối xử với người, cái tính can trường của bố anh chỉ chuốc lấy thêm bệnh tật và đòn thù để rồi ông buông tay ra đi. Bố mất, mẹ đau buồn, nhân dịp cậu Thuận của Ngữ tổ chức vượt biên, mẹ xin với cậu, dắt anh cùng đi “tìm bố” như lời mẹ nói ngày ấy.

“Khi ấy mẹ buồn quá, nhớ bố con quá! Mẹ chỉ muốn ra đi, nếu trót lọt, con sẽ có tương lai tốt hơn. Bằng ngược lại thì hai mẹ con mình sẽ gặp bố!” Bà Thanh thường lặp lại như thế mỗi khi nhớ về ngày tháng khó khăn.

Sang xứ người, chỉ còn hai mẹ con, tuy không đến nỗi thui thủi, vì ở gần với gia đình cậu Thuận, nhưng nhiều lúc thấy mẹ khóc, Ngữ cũng lặng lẽ nuốt vào lòng những muối mặn, để lớn. Ngữ học rất giỏi. Thầy cô cả trường trung học đều hãnh diện vì có Ngữ. Điểm thi của Ngữ bao giờ cũng vào hàng top trong bảng điểm quốc gia chứ không riêng phạm vi ngôi trường. Tốt nghiệp trung học, với điểm SAT vượt trội và bài essay không giống ai, Ngữ được UC Davis, UC Berkeley và Stanford cùng nhận với học bổng toàn phần. Và Ngữ đã chọn Berkeley để theo đuổi ngành Computer Engineering như ước mơ từ ngày mới đến Mỹ. Nhà chỉ có hai mẹ con, Ngữ thương mẹ một mình một bóng, thật nhiều, cho nên dù lòng không vui khi mẹ cứ kể chuyện con các bác học này học nọ, dù rất bực bội, anh cũng chưa bao giờ gắt gỏng, mà chỉ im lặng. Ngày quyết định vào Berkeley, anh thưa với bà Thanh.

“Mẹ cho con học ngành này nha mẹ. Con nghĩ là con sẽ thành công vì con đam mê nó.”

“Nếu con đã quyết định vậy thì cứ làm.” Bà Thanh dù không vui nhưng đành chấp nhận vì thương con, và bà nói thêm.

“Mẹ mong con học Y vì mẹ nghĩ sau này con sẽ ấm thân hơn, khi mẹ không còn bên cạnh, chứ khi mẹ già rồi, có là Hoa Đà cũng đâu giữ mẹ mãi được. Nhưng con đã đam mê thì con cứ làm. Mẹ chỉ mong con đi đến cùng những gì con đã chọn”

Và Ngữ đã đi đến cùng với đam mê của anh. Anh học và nghiên cứu miệt mài với sự say mê hiếm có. Sau bốn năm, Ngữ ra trường với mảnh bằng Valedictorian. Một năm sau đó anh lấy tiếp Master và sau bảy năm từ khi bước chân trên đại lộ Shattuck, Ngữ có học vị Ph. D.

Ngày Ngữ bước lên nhận học vị tiến sĩ, bà Thanh thấy vui. Bà nghĩ đến ông Ngọc, bố của Ngữ và yên lòng vì đã làm tròn những gì đã hứa với chồng ngày ông bị đẩy vào nơi tập trung cải tạo. Bà vui và cả bất ngờ. Bất ngờ vì Ngữ đã làm hơn những gì bà mong mỏi. Bất ngờ cả vì lời nói của Ngữ giữa sân trường.

“Mẹ, đây là Thy, bạn con.”

“Cháu chào bác ạ.” Thy lúng túng cúi đầu chào bà và bà chợt thấy một cảm giác chưa bao giờ biết đến. Ngữ đã lớn rồi. Vòng tay của bà, cũng nhỏ lại rồi. Bà vẫn biết tính Ngữ ít nói, nhưng chuyện bạn gái Ngữ không kể cho bà nghe bao giờ, khiến bà có đôi chút hụt hẫng, dù thầm mừng cho anh. Bà cứ nghĩ Ngữ như ngày còn lẫm chẫm chạy trong sân nhà ở Đà Lạt. Hơn ba mươi năm rồi còn gì!
Ngữ biết Thy, từ năm thứ hai khi học undergrad. Đó là một buổi văn nghệ của sinh viên Việt nam của UC Berkeley có mời các trường bạn. Tối hôm đó bạn rủ đi, Ngữ bận nên đến muộn. Tới nơi, cái hall lớn đã đóng cửa, Ngữ loay hoay bên ngoài chưa biết vào cửa nào thì nghe tiếng hỏi.

“Anh tìm cửa vào hả?”

“Yeah, tôi tới trễ, đám bạn vào trong rồi, tôi cũng không biết cửa nào để vào …” Ngữ nói một hơi.

“Anh đi theo em”

“Cô tên gì? Học department nào thế?”

“Em là Thy, em không học ở đây.”

Ngữ trố mắt rồi cười ngượng ngùng “Tôi quê quá! Phải nhờ người ở trường khác dẫn vào …”

“.. Ừa, nhìn anh thấy cũng quê thiệt á!...”

Ngữ thấy mình bị cuốn hút theo đôi mắt đẹp, anh chấp nhận cái mark “quê thiệt”. Suốt buổi văn nghệ, họ ngồi cạnh nhau hỏi thăm nhau chuyện học. Và Ngữ biết Thy là sinh viên năm đầu của trường Santa Clara, ngành Business. Ngữ cũng biết Thy chơi piano rất điêu luyện, và cũng từ Thy mà Ngữ biết đến Mozart, Beethoven. Để từ đó, ngoài say mê với nghiên cứu, với phòng lab, Ngữ ngỡ ngàng nhận biết một cảm xúc mới, da diết, đằm thắm, lớn dần theo tháng năm với kỷ niệm cất giữ.
Mùa lễ Giáng Sinh cũng là mùa lễ mà Ngữ bồi hồi nhất, bởi nó gần với sinh nhật của Thy. Chiều cuối năm, gió lạnh, ở Berkeley lại càng rét hơn, Ngữ co ro trong chiếc jacket đã cũ. Anh đi loanh quanh những cửa tiệm bán đồ lưu niệm ở đại lộ Telegraph, nhìn những món quà nhỏ mà anh định bụng mua tặng Thy. Hơn bốn mươi phút đi lên đi xuống, Ngữ đành thả bộ về lại phòng trọ. Món nào cũng trên $100 hơn gấp đôi số tiền nhỏ nhoi mà một sinh viên năm 4 như anh có trong ví.

Mùa Noel đầu tiên sau khi anh nhận offer của một hãng điện tử danh tiếng ở Santa Clara, anh đưa Thy trở lại Berkeley, cũng vào buổi chiều. Hai người vào một tiệm ăn nhỏ dọc con phố Telegraph ấy. Cuối bữa ăn, Ngữ trao cho Thy một cái gói nhỏ.

“Chúc mừng sinh nhật Thy!”

“Cảm ơn anh!” Thy cười rạng rỡ.

Ngữ cúi đầu nói nhỏ vừa đủ để Thy nghe. “Đó là món quà anh đã định tặng Thy bốn năm trước …”

Và anh kể lại cho Thy nghe lý do vì sao trong khi Thy mở chiếc hộp. Một cây piano bằng thủy tinh, với bản nhạc quen trong số những bản Thy thường chơi.
Một tuần sau đó, anh và Thy làm đám cưới.
….

Duy giao thiệp rộng, quen biết nhiều nên bạn hữu khá đông. Duy lại mê nhiếp ảnh, và thường đi theo các nhóm chụp ảnh chụp cảnh trong vùng và các công viên quốc gia. Duy biết Ngữ từ một nhóm chụp ảnh như thế. Thật ra, cả hai đều làm cùng một hãng, nhưng nhiếp ảnh là cây cầu bắc nhịp bằng hữu. Kể ra thì Ngữ lớn hơn Duy và Ngữ cũng xem Duy như đứa em. Sau mỗi trip về, có hình gì đẹp Ngữ thường share cho Duy xem.

Ngữ đến với nhiếp ảnh sau khi Thy và bà Thanh qua đời trong vòng hai năm. Sự ra đi của bà Thanh khiến Ngữ trở nên mồ côi, anh là người duy nhất của gia đình còn lại ở cõi này. Điều đó làm anh buồn và càng trở nên trầm lặng hơn. Nhưng sự ra đi của Thy vì căn bệnh hiểm nghèo, đã kéo anh xuống đến tận cùng của đau buồn và cô độc. Hai năm, hai người yêu thương nhất đời lần lượt ra đi, Ngữ như người mất phương hướng. Anh luôn trong trạng thái mơ mơ tỉnh tỉnh. Thời gian cứ như bất động để nỗi đau cứ xé nát tâm hồn Ngữ. Anh lao vào công việc, lock mình trong lab, nhận hết mọi project và làm không kể ngày hay đêm. Anh mong thời gian này qua mau để nỗi đau có thể liền da. Những khi về nhà, anh lại tưởng như Thy vẫn còn quanh anh. Anh cứ nằm trên giường, đèn đóm, bếp nước không mở, căn nhà nhỏ hoàn toàn trong bóng tối, lạnh. Anh mong Thy hiện về trò chuyện với anh. Người đời cứ nói là có linh hồn, có ma, anh chờ hoài nhưng không thấy gì. Thy không quay lại một lần nào, dù chỉ là một bóng mờ, một cơn gió nhẹ lướt qua.

Một hôm, Ben, manager, gọi Ngữ vào văn phòng nói chuyện. Công ty thường có đánh giá năng lực của nhân viên hằng năm và với Ngữ thì cuộc họp này thường rất ngắn bởi vì anh luôn là top contributor ở bất kỳ nhóm nào anh có mặt. Ben nói.

“We don’t have any issue with your top performance. We’re just worried about you. Are you ok, man?”

“I’m fine, Ben.”

“No, I don’t think so. I think you should take a break, one week, two weeks, I don’t care, just go man.”

Bị xếp ép, Ngữ buộc lòng lấy một tuần nghỉ. Anh trở lại những nơi mà Thy và anh đã đi qua. Berkeley, San Francisco, Half Moon Bay, Santa Cruz, Monterey. Rồi Ngữ dừng chân ở Carmel với một buổi triễn lãm ảnh của những tay máy tài tử và chuyên nghiệp vùng Bay. Ngữ như bước chân vào một thế giới mới, thế giới của cảm xúc đóng khung. Anh đứng chôn chân cả buổi trước một tấm ảnh chụp ở Big Sur: cô gái có dáng người và mái tóc giống như Thy, không rõ mặt vì chụp sau lưng. Cô gái khoanh tay nhìn ra khơi, nơi mặt trời đang lặn, ánh sáng cuối ngày hắt lên thân hình cô rực sáng, sóng biển tràn lên ôm chân cô, mát lạnh. Kỷ niệm trở về với Ngữ, anh như thấy lại những lần dong xe ra biển với Thy … Từ đó, Ngữ sắm máy ảnh, ống kính, và anh bắt đầu những cuộc đi. Những dịp lễ, nghỉ bắc cầu, hay dịp nghỉ lễ cuối năm, anh luôn có chương trình, đi thăm những công viên quốc gia. Anh cũng đi với vài người bạn làm cùng nhóm, cùng thích nhiếp ảnh, nhưng phần lớn những chuyến đi, anh đi một mình. Yosemite, Grand Canyon, Zion, Yellowstone, … Oregon, Alaska, Washington, Virginia, Maryland, Hawaii … anh đi liên tục. Năm nào anh cũng đi ít nhất là ba chuyến. Những tấm hình, những câu chuyện trong từng chuyến đi, dần dần kéo anh ra khỏi buồn phiền. Ngữ đã bình thường trở lại, anh đã lên tiếng nhiều hơn trong các cuộc họp ở công ty, và không còn tránh mặt bạn bè nữa. Ngữ biết anh phải sống nốt quãng đời còn lại và anh muốn làm tròn lời hứa với Thy.

“Em xin lỗi đã không đi trọn cuộc đời với anh được. Số phận em đã như vậy. Em chỉ xin anh một điều, hứa với em đi…”

Ngữ ôm chặt Thy vào lòng thì thầm “anh hứa!”

Nụ cười mong manh nở trên gương mặt xanh xao, Thy hỏi “Anh đã biết em xin anh điều gì mà hứa lẹ thế?” Rồi Thy nói tiếp, “… hứa với em, anh sẽ sống hạnh phúc nha anh. Sống cho em!”


From: ngutran@
To: duynguyen@
Subject: A shot

… Nhiếp ảnh đã cứu vớt tâm hồn tôi từ đáy của bảy tầng địa ngục. Từ đó tôi đam mê nhiếp ảnh. Nhưng vẫn còn điều gì đó chưa trọn vẹn. Tôi vẫn đi tìm.

Rất thích những tấm hình Duy chụp, vì tôi thấy được chính tôi trong vài tấm hình của Duy. Sự cô độc, dù Duy thì không bao giờ cô độc. Keep up the good work!


Baker Beach, một chiều mùa lễ Tạ Ơn. Từ đây nhìn về cây cầu Golden Gate nổi tiếng, rất đẹp với những tương phản của nước biển và những đám mây đủ màu, của ánh sáng cuối ngày và ánh đèn cầu đang lên, của cái lạnh và sự ấm ám trong từng ánh đèn xe đan liên tục trên cầu. Xem lại những tấm hình vừa chụp với chút hài lòng, Ngữ thu dọn máy ảnh, ống kính, tripod và ra xe về. Anh đi ngược lại về hướng xa lộ 19 để xuôi nam về lại San Jose. Vừa ra khỏi Golden Gate Park, anh chợt nghe một bản nhạc trên làn sóng 102.1 FM. Ngữ vội tấp vào lề đường và nghe đến hết. Khi tiếng dương cầm dứt, Ngữ cảm thấy gò má ướt lạnh. Anh với tay tắt radio và ngả người ra ghế, nhắm mắt. Anh để mặc cho hai giòng lăn dài. Đã lâu rồi Ngữ không khóc. Bản nhạc hay quá, day dứt quá! Anh thấy lại hình ảnh Thy bên chiếc grand piano, rõ mồn một. “Anh nhớ em quá, Thy ơi!” Ngày hôm sau, Ngữ xài hết toàn bộ số tiền thưởng cho cái project mới xong, anh mang về nhà một cây grand piano. Từ đó, rất đều đặn, mỗi ngày anh đều ngồi bên đàn, học từ những note đơn giản, chỉ để mong một ngày, anh sẽ chơi được bản nhạc anh đã nghe khi trở về từ Baker beach.


Đã ba năm từ khi Ngữ mang về chiếc piano. Bây giờ anh đã có thể chơi trọn vẹn bản Nocturne C# Minor của Chopin. Anh vẫn đi, vẫn rong ruổi khắp nơi với chiếc máy ảnh. Nhiều tấm ảnh mới ra đời ghi dấu những hành trình anh đi qua. Và tiếng đàn. Tiếng đàn không còn vụng về nữa, tiếng đàn đã điêu luyện, đã có thể nói được những gì anh không nói thành lời. Tiếng đàn réo rắt.
“… Thy ơi, anh đang hạnh phúc. Anh cảm nhận được em ở trong anh, dù đôi lúc anh vẫn thấy thế gian này … trống trải quá! Anh nhớ em vô cùng, Thy ơi!”

-DN




Nocturne.

Mùa thu năm đó, Ngữ bước chân vào ngôi trường đại học nổi tiếng ở Bắc Cali: UC Berkeley. Việc Ngữ chọn Berkeley là một điều làm phiền lòng mẹ anh không ít, bởi vì anh được cả Stanford nhận và mẹ anh mong anh theo ngành Y như đa số các bậc phụ huynh Việt luôn kỳ vọng vào thế hệ mai sau. Thỉnh thoảng trong bữa cơm, mẹ Ngữ lại kể cho anh nghe những câu chuyện đại khái như:
“Con nhớ nhà bác Thông không? Bác thân với bố ngày nhà mình còn ở Đà Lạt ấy”
“ Vâng, con nhớ. Sao hở mẹ?”
“Con lớn của bác ấy mới ra bác sĩ đấy con à. Còn đứa thứ hai thì năm nay cũng vào Y.”
“…” Ngữ im lặng và cơm.
Mẹ anh lại nói:
“Con không thua con nhà bác Thông, con học Y thì bố sẽ rất vui!”
Ngữ im lặng không nói gì. Bà Thanh biết ý con không thích, cũng thôi kể chuyện. Hai mẹ con yên lặng ăn nốt bữa cơm. Chiến tranh không giết được bố của Ngữ, nhưng khi chiến tranh chấm dứt, những tưởng hòa bình trở về với mọi người, thì bố của anh lại ra đi vĩnh viễn. Hơn năm năm đày đọa trong trại cải tạo với rừng thiêng, nước độc, với những gì tệ nhất khi người đối xử với người, cái tính can trường của bố anh chỉ chuốc lấy thêm bệnh tật và đòn thù để rồi ông buông tay ra đi. Bố mất, mẹ đau buồn, nhân dịp cậu Thuận của Ngữ tổ chức vượt biên, mẹ xin với cậu, dắt anh cùng đi “tìm bố” như lời mẹ nói ngày ấy. 
“Khi ấy mẹ buồn quá, nhớ bố con quá! Mẹ chỉ muốn ra đi, nếu trót lọt, con sẽ có tương lai tốt hơn. Bằng ngược lại thì hai mẹ con mình sẽ gặp bố!” Bà Thanh thường lặp lại như thế mỗi khi nhớ về ngày tháng khó khăn.

Sang xứ người, chỉ còn hai mẹ con, tuy không đến nỗi thui thủi, vì ở gần với gia đình cậu Thuận, nhưng nhiều lúc thấy mẹ khóc, Ngữ cũng lặng lẽ nuốt vào lòng những muối mặn, để lớn. Ngữ học rất giỏi. Thầy cô cả trường trung học đều hãnh diện vì có Ngữ. Điểm thi của Ngữ bao giờ cũng vào hàng top trong bảng điểm quốc gia chứ không riêng phạm vi ngôi trường. Tốt nghiệp trung học, với điểm SAT vượt trội và bài essay không giống ai, Ngữ được UC Davis, UC Berkeley và Stanford cùng nhận với học bổng toàn phần. Và Ngữ đã chọn Berkeley để theo đuổi ngành Computer Engineering như ước mơ từ ngày mới đến Mỹ. Nhà chỉ có hai mẹ con, Ngữ thương mẹ một mình một bóng, thật nhiều, cho nên dù lòng không vui khi mẹ cứ kể chuyện con các bác học này học nọ, dù rất bực bội, anh cũng chưa bao giờ gắt gỏng, mà chỉ im lặng. Ngày quyết định vào Berkeley, anh thưa với bà Thanh.
“Mẹ cho con học ngành này nha mẹ. Con nghĩ là con sẽ thành công vì con đam mê nó.”
“Nếu con đã quyết định vậy thì cứ làm.” Bà Thanh dù không vui nhưng đành chấp nhận vì thương con, và bà nói thêm.
“Mẹ mong con học Y vì mẹ nghĩ sau này con sẽ ấm thân hơn, khi mẹ không còn bên cạnh, chứ khi mẹ già rồi, có là Hoa Đà cũng đâu giữ mẹ mãi được. Nhưng con đã đam mê thì con cứ làm. Mẹ chỉ mong con đi đến cùng những gì con đã chọn”
Và Ngữ đã đi đến cùng với đam mê của anh. Anh học và nghiên cứu miệt mài với sự say mê hiếm có. Sau bốn năm, Ngữ ra trường với mảnh bằng Valedictorian. Một năm sau đó anh lấy tiếp Master và sau bảy năm từ khi bước chân trên đại lộ Shattuck, Ngữ có học vị Ph. D. 
Ngày Ngữ bước lên nhận học vị tiến sĩ, bà Thanh thấy vui. Bà nghĩ đến ông Ngọc, bố của Ngữ và yên lòng vì đã làm tròn những gì đã hứa với chồng ngày ông bị đẩy vào nơi tập trung cải tạo. Bà vui và cả bất ngờ. Bất ngờ vì Ngữ đã làm hơn những gì bà mong mỏi. Bất ngờ cả vì lời nói của Ngữ giữa sân trường.
“Mẹ, đây là Thy, bạn con.”
“Cháu chào bác ạ.” Thy lúng túng cúi đầu chào bà và bà chợt thấy một cảm giác chưa bao giờ biết đến. Ngữ đã lớn rồi. Vòng tay của bà, cũng nhỏ lại rồi. Bà vẫn biết tính Ngữ ít nói, nhưng chuyện bạn gái Ngữ không kể cho bà nghe bao giờ, khiến bà có đôi chút hụt hẫng, dù thầm mừng cho anh. Bà cứ nghĩ Ngữ như ngày còn lẫm chẫm chạy trong sân nhà ở Đà Lạt. Hơn ba mươi năm rồi còn gì!

Ngữ biết Thy, từ năm thứ hai khi học undergrad. Đó là một buổi văn nghệ của sinh viên Việt nam của UC Berkeley có mời các trường bạn. Tối hôm đó bạn rủ đi, Ngữ bận nên đến muộn. Tới nơi, cái hall lớn đã đóng cửa, Ngữ loay hoay bên ngoài chưa biết vào cửa nào thì nghe tiếng hỏi.
“Anh tìm cửa vào hả?”
“Yeah, tôi tới trễ, đám bạn vào trong rồi, tôi cũng không biết cửa nào để vào …” Ngữ nói một hơi.
“Anh đi theo em”
“Cô tên gì? Học department nào thế?”
“Em là Thy, em không học ở đây.”
Ngữ trố mắt rồi cười ngượng ngùng “Tôi quê quá! Phải nhờ người ở trường khác dẫn vào …”
“.. Ừa, nhìn anh thấy cũng quê thiệt á!...”
Ngữ thấy mình bị cuốn hút theo đôi mắt đẹp, anh chấp nhận cái mark “quê thiệt”. Suốt buổi văn nghệ, họ ngồi cạnh nhau hỏi thăm nhau chuyện học. Và Ngữ biết Thy là sinh viên năm đầu của trường Santa Clara, ngành Business. Ngữ cũng biết Thy chơi piano rất điêu luyện, và cũng từ Thy mà Ngữ biết đến Mozart, Beethoven. Để từ đó, ngoài say mê với nghiên cứu, với phòng lab, Ngữ ngỡ ngàng nhận biết một cảm xúc mới, da diết, đằm thắm, lớn dần theo tháng năm với kỷ niệm cất giữ. 
Mùa lễ Giáng Sinh cũng là mùa lễ mà Ngữ bồi hồi nhất, bởi nó gần với sinh nhật của Thy. Chiều cuối năm, gió lạnh, ở Berkeley lại càng rét hơn, Ngữ co ro trong chiếc jacket đã cũ. Anh đi loanh quanh những cửa tiệm bán đồ lưu niệm ở đại lộ Telegraph, nhìn những món quà nhỏ mà anh định bụng mua tặng Thy. Hơn bốn mươi phút đi lên đi xuống, Ngữ đành thả bộ về lại phòng trọ. Món nào cũng trên $100 hơn gấp đôi số tiền nhỏ nhoi mà một sinh viên năm 4 như anh có trong ví. 
Mùa Noel đầu tiên sau khi anh nhận offer của một hãng điện tử danh tiếng ở Santa Clara, anh đưa Thy trở lại Berkeley, cũng vào buổi chiều. Hai người vào một tiệm ăn nhỏ dọc con phố Telegraph ấy. Cuối bữa ăn, Ngữ trao cho Thy một cái gói nhỏ.
“Chúc mừng sinh nhật Thy!”
“Cảm ơn anh!” Thy cười rạng rỡ.
Ngữ cúi đầu nói nhỏ vừa đủ để Thy nghe. “Đó là món quà anh đã định tặng Thy bốn năm trước …” Và anh kể lại cho Thy nghe lý do vì sao trong khi Thy mở chiếc hộp. Một cây piano bằng thủy tinh, với bản nhạc quen trong số những bản Thy thường chơi.
Một tuần sau đó, anh và Thy làm đám cưới.
….

Duy giao thiệp rộng, quen biết nhiều nên bạn hữu khá đông. Duy lại mê nhiếp ảnh, và thường đi theo các nhóm chụp ảnh chụp cảnh trong vùng và các công viên quốc gia. Duy biết Ngữ từ một nhóm chụp ảnh như thế. Thật ra, cả hai đều làm cùng một hãng, nhưng nhiếp ảnh là cây cầu bắc nhịp bằng hữu. Kể ra thì Ngữ lớn hơn Duy và Ngữ cũng xem Duy như đứa em. Sau mỗi trip về, có hình gì đẹp Ngữ thường share cho Duy xem. 

Ngữ đến với nhiếp ảnh sau khi Thy và bà Thanh qua đời trong vòng hai năm. Sự ra đi của bà Thanh khiến Ngữ trở nên mồ côi, anh là người duy nhất của gia đình còn lại ở cõi này. Điều đó làm anh buồn và càng trở nên trầm lặng hơn. Nhưng sự ra đi của Thy vì căn bệnh hiểm nghèo, đã kéo anh xuống đến tận cùng của đau buồn và cô độc. Hai năm, hai người yêu thương nhất đời lần lượt ra đi, Ngữ như người mất phương hướng. Anh luôn trong trạng thái mơ mơ tỉnh tỉnh. Thời gian cứ như bất động để nỗi đau cứ xé nát tâm hồn Ngữ. Anh lao vào công việc, lock mình trong lab, nhận hết mọi project và làm không kể ngày hay đêm. Anh mong thời gian này qua mau để nỗi đau có thể liền da. Những khi về nhà, anh lại tưởng như Thy vẫn còn quanh anh. Anh cứ nằm trên giường, đèn đóm, bếp nước không mở, căn nhà nhỏ hoàn toàn trong bóng tối, lạnh. Anh mong Thy hiện về trò chuyện với anh. Người đời cứ nói là có linh hồn, có ma, anh chờ hoài nhưng không thấy gì. Thy không quay lại một lần nào, dù chỉ là một bóng mờ, một cơn gió nhẹ lướt qua. 
Một hôm, Ben, manager, gọi Ngữ vào văn phòng nói chuyện. Công ty thường có đánh giá năng lực của nhân viên hằng năm và với Ngữ thì cuộc họp này thường rất ngắn bởi vì anh luôn là top contributor ở bất kỳ nhóm nào anh có mặt. Ben nói.
“We don’t have any issue with your top performance. We’re just worried about you. Are you ok, man?”
“I’m fine, Ben.”
“No, I don’t think so. I think you should take a break, one week, two weeks, I don’t care, just go man.”
Bị xếp ép, Ngữ buộc lòng lấy một tuần nghỉ. Anh trở lại những nơi mà Thy và anh đã đi qua. Berkeley, San Francisco, Half Moon Bay, Santa Cruz, Monterey. Rồi Ngữ dừng chân ở Carmel với một buổi triễn lãm ảnh của những tay máy tài tử và chuyên nghiệp vùng Bay. Ngữ như bước chân vào một thế giới mới, thế giới của cảm xúc đóng khung. Anh đứng chôn chân cả buổi trước một tấm ảnh chụp ở Big Sur: cô gái có dáng người và mái tóc giống như Thy, không rõ mặt vì chụp sau lưng. Cô gái khoanh tay nhìn ra khơi, nơi mặt trời đang lặn, ánh sáng cuối ngày hắt lên thân hình cô rực sáng, sóng biển tràn lên ôm chân cô, mát lạnh. Kỷ niệm trở về với Ngữ, anh như thấy lại những lần dong xe ra biển với Thy … Từ đó, Ngữ sắm máy ảnh, ống kính, và anh bắt đầu những cuộc đi. Những dịp lễ, nghỉ bắc cầu, hay dịp nghỉ lễ cuối năm, anh luôn có chương trình, đi thăm những công viên quốc gia. Anh cũng đi với vài người bạn làm cùng nhóm, cùng thích nhiếp ảnh, nhưng phần lớn những chuyến đi, anh đi một mình. Yosemite, Grand Canyon, Zion, Yellowstone, … Oregon, Alaska, Washington, Virginia, Maryland, Hawaii … anh đi liên tục. Năm nào anh cũng đi ít nhất là ba chuyến. Những tấm hình, những câu chuyện trong từng chuyến đi, dần dần kéo anh ra khỏi buồn phiền. Ngữ đã bình thường trở lại, anh đã lên tiếng nhiều hơn trong các cuộc họp ở công ty, và không còn tránh mặt bạn bè nữa. Ngữ biết anh phải sống nốt quãng đời còn lại và anh muốn làm tròn lời hứa với Thy.
“Em xin lỗi đã không đi trọn cuộc đời với anh được. Số phận em đã như vậy. Em chỉ xin anh một điều, hứa với em đi…”
Ngữ ôm chặt Thy vào lòng thì thầm “anh hứa!”
Nụ cười mong manh nở trên gương mặt xanh xao, Thy hỏi “Anh đã biết em xin anh điều gì mà hứa lẹ thế?” Rồi Thy nói tiếp, “… hứa với em, anh sẽ sống hạnh phúc nha anh. Sống cho em!”
…

From: ngutran@
To: duynguyen@
Subject: A shot
… Nhiếp ảnh đã cứu vớt tâm hồn tôi từ đáy của bảy tầng địa ngục. Từ đó tôi đam mê nhiếp ảnh. Nhưng vẫn còn điều gì đó chưa trọn vẹn. Tôi vẫn đi tìm.
Rất thích những tấm hình Duy chụp, vì tôi thấy được chính tôi trong vài tấm hình của Duy. Sự cô độc, dù Duy thì không bao giờ cô độc. Keep up the good work!
…

Baker Beach, một chiều mùa lễ Tạ Ơn. Từ đây nhìn về cây cầu Golden Gate nổi tiếng, rất đẹp với những tương phản của nước biển và những đám mây đủ màu, của ánh sáng cuối ngày và ánh đèn cầu đang lên, của cái lạnh và sự ấm ám trong từng ánh đèn xe đan liên tục trên cầu. Xem lại những tấm hình vừa chụp với chút hài lòng, Ngữ thu dọn máy ảnh, ống kính, tripod và ra xe về. Anh đi ngược lại về hướng xa lộ 19 để xuôi nam về lại San Jose. Vừa ra khỏi Golden Gate Park, anh chợt nghe một bản nhạc trên làn sóng 102.1 FM.  Ngữ vội tấp vào lề đường và nghe đến hết. Khi tiếng dương cầm dứt, Ngữ cảm thấy gò má ướt lạnh. Anh với tay tắt radio và ngả người ra ghế, nhắm mắt. Anh để mặc cho hai giòng lăn dài. Đã lâu rồi Ngữ không khóc. Bản nhạc hay quá, day dứt quá! Anh thấy lại hình ảnh Thy bên chiếc grand piano, rõ mồn một. “Anh nhớ em quá, Thy ơi!” Ngày hôm sau, Ngữ xài hết toàn bộ số tiền thưởng cho cái project mới xong, anh mang về nhà một cây grand piano. Từ đó, rất đều đặn, mỗi ngày anh đều ngồi bên đàn, học từ những note đơn giản, chỉ để mong một ngày, anh sẽ chơi được bản nhạc anh đã nghe khi trở về từ Baker beach. 
…

Đã ba năm từ khi Ngữ mang về chiếc piano. Bây giờ anh đã có thể chơi trọn vẹn bản Nocturne C# Minor của Chopin. Anh vẫn đi, vẫn rong ruổi khắp nơi với chiếc máy ảnh. Nhiều tấm ảnh mới ra đời ghi dấu những hành trình anh đi qua. Và tiếng đàn. Tiếng đàn không còn vụng về nữa, tiếng đàn đã điêu luyện, đã có thể nói được những gì anh không nói thành lời. Tiếng đàn réo rắt.
“… Thy ơi, anh đang hạnh phúc. Anh cảm nhận được em ở trong anh, dù đôi lúc anh vẫn thấy thế gian này … trống trải quá! Anh nhớ em vô cùng, Thy ơi!”

-DN

Comments

Popular posts from this blog

Phụng nữ ân cần biệt cố nhân

Echeveria Lilacina

Cô phàm viễn ảnh bích không tận