Nhật Ký World Cup - VŨ ĐIỆU TANGO TRONG CƠN BÃO HỒI SINH

Tám năm trước, ngày 6/21/2006, trong trận cuối cùng của group C ở vòng bảng, Argentina gặp Netherland. Đó là lần sau cùng hai đội gặp nhau ở một kỳ World Cup. Hai đội đã hòa nhau 0 – 0 và cùng vào vòng trong. Điều đặc biệt là cả Argentina và Netherland năm nay, mỗi đội đều có ba cầu thủ đã từng góp mặt trong trận đấu tám năm về trước. Phía Netherland có Wesley Sneijder, Robin van Persie và Dirt Kuyt. Argentina có Javier Mascherano, Maxi Rodriguez và Lionel Messi. Ngày đó, hai đội có thể hòa nhau để cùng dắt tay nhau đi tiếp, nhưng năm nay, 7/09, sẽ là một cuộc chiến khác hẳn. Sẽ chỉ có một đội đi tiếp mà thôi. Sẽ chỉ có một phía cười vui trong khi một bên ngậm ngùi. Bởi đây là trận bán kết thứ hai của World Cup 2014.


https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfp1/t1.0-9/10533263_1457963491119258_239556982395509705_n.jpg

Với lực lượng hiện nay, trước trận bán kết, Netherland có phần nhỉnh hơn khi họ hầu như không mất hảo thủ nào. Cặp song sát Persie Robben hiện nay đã mang về cho Netherland 12 bàn thắng, cao hơn bất kỳ đội nào ở World Cup năm nay. Hỗ trợ cho cặp bài trùng này, ngay sau lưng họ là Wesley Sneijder, một tiền vệ giỏi kỹ thuật, có lối đá thông minh và bậc thầy sút phạt. Sneijder cũng là nơi phát động những đường chuyền chết người cho Robben xuyên thủng cánh đối phương. Tuyến phòng thủ của Netherland năm nay chính là nơi có nhiều cầu thủ trẻ đang thành danh ở châu Âu. Tất cả đều ở độ tuổi 24 kể cả hai thủ môn Jasper Cillessen và Tim Krul. Tuy nhiên, thành công của Netherland tại World Cup đến lúc này, ngoài tài năng của toàn đội, còn phải trân trọng tài cầm quân của coach Louis van Gaal và ban tham mưu (trong đó có mặt của tiền đạo lừng danh một thời Patrick Kluivert). Họ đã có những chiến lược khoa học và thông minh, cụ thể cho từng trận đấu. Chính nhờ những chiến lược này mà Netherland dù chỉ mang đến Brazil sáu hảo thủ và mười bảy cầu thủ trẻ, nhưng họ đã đi đến bán kết trong khi Spain với đầy đủ anh tài đã từng xưng vương bốn năm trước, đã phải quỳ gối trước cơn bão màu cam hồi sinh. Lịch sử bóng đá Netherland lẫy lừng suốt bao thập niên qua, bắt đầu từ những năm 70 với thế hệ của thánh Johan Cruyff. Họ đã sản sinh ra rất nhiều những huyền thoại đã đi vào ngôi đền Túc Cầu Giáo thế giới. Netherland là quốc gia châu Âu, gần như duy nhất có lối đá trộn lẫn giữa kỹ thuật bay bướm của Nam Mỹ và tốc độ, khoa học của châu Âu. Netherland là cái nôi của chiến thuật bóng đá tổng lực (total football) mà Johan Cruyff là người vận hành đã khiến cho Netherland làm mưa làm gió gần mười năm trời ở lục địa già. Chiến thuật bóng đá tổng lực năm xưa đã được Johan Cruyff biến tấu để trở thành Tiqui-taka và được Barcelona cùng Spain áp dụng đem lại những thành công lớn lao trong suốt 5 năm trở lại đây. Netherland yêu bóng đá tấn công và sở trường của họ là tấn công. Họ biết cách đưa bóng đến cấm địa đối phương trong thời gian nhanh nhất và ở đó, các chân sút của họ sẵn sàng kết liễu đối phương. Bất chấp đối thủ đó là ai, kể cả Messi và Argentina. Netherland vẫn sẽ chơi tấn công, và đó cũng chính là tử huyệt của cơn bão màu cam. Vì sao?

https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/t1.0-9/10424344_1457963481119259_7428047933297198903_n.jpg

Bước vào trận bán kết thứ hai năm nay, Argentina chịu thiệt thòi hơn so với Netherland, khi vũ điệu tango đã mất đi số 7, tiền đạo cánh Angel di Maria. Messi và đồng đội chỉ được an ủi là Gonzalo Higuain đã nổ súng và Sergio Aguero đã bình phục và đủ thể lực đế ra sân gặp Netherland. Có thể nói hàng công của Argentina đã sẵn sàng xung trận trong tình trạng tốt nhất dù có thiếu vắng Di Maria. Dĩ nhiên, nhân vật trung tâm của Argentina vẫn là Lionel Messi. Đối đầu với Argentina chính là đối đầu với Messi. Người ta từng nói đến sự mất cân bằng ở Argentina hay là sự lạc lõng không hòa hợp được lối chơi từ Messi. Thế nhưng World Cup năm nay, sau gần một tháng sát cánh bên nhau, đất nước Argentina và cả thế giới đã thấy lối chơi của Messi và toàn đội đang hòa quyện thành một khối trắng xanh duy nhất. Argentina trước trận bán kết mang dáng dấp của một Barcelona mới ở đó họ có Messi và ngẫu hứng của vũ điệu tango truyền thống. Bài toán khó với các đối thủ của Argentina là làm sao đối đầu với Messi. Đó cũng là bài toán khó bao lâu nay, cho các đối thủ của Barcelona. Người duy nhất đến gần với một solution khả dĩ khống chế được Messi, chính là coach Mourinho. Những ai dám chơi và chọn chơi tấn công với Messi đều chuốc lấy thất bại một khi Messi thực sự khao khát chiến thắng. AC Milan, Paris SG, Bayern Munich, Manchester United, tất cả đều có thể chứng thực điều đó. Khi các đối thủ chơi tấn công với Messi, tất nhiên họ cũng mở ra những khoảng trống, và bấy nhiêu đó là đủ để Messi tung hoành. Những ai chơi phòng ngự phản công cũng không an toàn với Messi và Argentina. Ở Barcelona, Xavi hay Iniesta là kẻ cầm chịch, nhưng ở Argentina, Messi là tất cả. Và rõ ràng, ở World Cup năm nay, tất cả đã được thấy Messi đã đối phó với các đội chơi phòng ngự ra sao. Switzerland và Belgium là hai ví dụ rõ ràng nhất.

Netherland rất mạnh trong tấn công. Điểm yếu cố hữu của Netherland chính là sự tự tôn của cơn bão màu cam. Tựa như bất kỳ cơn bão nào, Netherland vào trận cứ muốn cuốn phăng đi tất cả, cho đến khi cơn bão lụi tàn. Cơn bão ấy không uyển chuyển thay đổi được, càng không thể dừng lại khi đã được bốc lên cao. Vũ điệu tango thì khác!

Một điều nữa cũng là cái quy luật bất thành văn của World Cup: giải năm nay được tổ chức ở Nam Mỹ, thì gần như là sẽ có một đội Nam Mỹ lên ngôi. Nếu ở trận bán kết đầu tiên, ngày mai, Brazil thua Germany, thì có thể tin rằng cơn bão màu cam sẽ lụi tàn một ngày sau đó.

Comments

Popular posts from this blog

Echeveria Lilacina

Phụng nữ ân cần biệt cố nhân

Cô phàm viễn ảnh bích không tận