ĐỌC "ĐÈN CÙ" - Lê Quốc Tuấn
September 8, 2014 at 7:29pm
Mùa trung thu năm nay đọc Đèn Cù xong, xem đèn cù con trẻ rước thấy thật
khác.
Cùng với các tác phẩm nghiên cứu của những học giả
nước ngoài. lâu nay, không it các tác phẩm hồi ký, tự sự, tiểu luận, văn học
được viết nên từ những nhà văn, nhà báo, nhân chứng cho dòng lịch sử bị chính
quyền Việt Nam bưng bít. Gần đây có Bên Thắng Cuộc, giờ lại đến Đèn
Cù, một “lời kêu đau” (như tác giả tự nhận), soi sáng những góc tăm tối
nhất trong lịch sử hình thành ĐCSVN qua những con người cụ thể, vốn luôn được
xem là bất khả xâm phạm trong hàng lãnh đạo tiền phong của ĐCSVN và tiếp tục
góp tiếng bi ai vào bản trường ca uất nghẹn, nhẫn nhục của biết bao người Việt
dưới ách thống trị bạo lực, góp phần khai mở cho công chúng hiểu ra được bản
chất phản động, phi nhân, phản dân tộc của tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN.
Khác với Bên Thắng Cuộc, vốn nói nhiều đến số phận
của miền Nam, Đèn Cù là câu chuyện của miền Bắc, được kể lại từ dòng ký ức của
tác giả, người đã làm việc bên cạnh những nhân vật hàng đầu như Hồ Chí Minh,
Đồng, Duẩn, Chinh, Giáp cùng thành phần ưu tú, lâu la các đảng, đệ tử của các
nhân vật này ngay từ những ngày đầu tiên.
Từ chương 3, chỉ qua một bức ảnh tư liệu, tác giả đã
tài tình giới thiệu “hiện thực ủ ê” của những người khai sáng ĐCSVN cùng linh
tính về cái ngõ cụt phải bám víu vào TQ như sau:
“Đạt trẻ nhất lại là người mở đầu bức ảnh ở bên
trái. Và ngay cạnh anh là cụ Hồ, hai thầy trò duy nhất ngồi xổm bên nhau, bên
cạnh là năm sáu thư ký của Trướng Chinh đứng sau Tổng bí thư tư lự. Bức ảnh đập
ngay vào mắt người xem bởi cảnh hoang vu tiều tuỵ: một lán nứa nhỏ ba vách nức
tuềnh toàng không nội thất, sau đó một vạt cây cối bị đốn trơ gốc và miếng đất
mới khai phá chưa kịp xây cất nhà lán. Nhưng nổi hơn cả là hình ảnh Cụ Hồ và Lê
Đạt. Ai xui mà chỉ có hai người ngồi xổm ? Cụ Hồ-chắc đến chỗ Trường Chinh có
việc– hốc hác đăm chiêu, Lê Đạt mặt còn hôi sữa nhưng nom thẫn thờ. Tôi không
thể không nghĩ đến hai cha con một nông dân bán gà ế chợ chiều ủ ê bên nhau mà
đường về thì xa và nhà thì nhẵn gạo. Đặc biệt không một chút ranh giới phân
chia đẳng cấp giữa người và người. Không một bóng dáng quyền lực. Tất cả là một
hình ảnh buồn, suy tàn, hiu hắt. Mấy thành viên cuối cùng của một bộ tộc sống
trên một dẻo rừng biệt lập được Geography chụp được. Bức ảnh với hết không khí
hiện thực ủ ê của nó cho thấy cụ Hồ không thể không băng qua vùng biên giới bị
Pháp chiếm đóng để tìm Mao Trạch Đông.”
Quả như tác giả đã thấy, vì hoàn cảnh “chợ chiều”,
“bán gà ế” mà những “nông dân” cùng đường này đã dẫn đưa VN vào một định mệnh
lệ thuộc TQ cho đến mãi tận ngày nay.
Và ngòi bút tài hoa của Trần Đĩnh đã ghi lại những
câu chuyện bi thương của biết bao thế hệ, oằn oại dưới những thủ đoạn ghê sợ
của các nông dân bán gà ế, từ cải cách ruộng đất, chỉnh đảng,trăm hoa đua nở,
Nhân văn giai phẩm, nghị quyết 9 chống xét lại… đến những đòn thao túng của
Trung Quốc, thủ đoạn gạt Hồ Chí Minh ra khỏi cuộc chơi của Lê Duẩn, âm mưu “đày
toàn gia Giáp già trẻ lớn bé ra đảo tuần Châu”… tất cả là “một canh bạc bịp quy
mô quốc gia. Cú lừa lịch sử”, những”cú lừa đập vào mặt” khiếnTrần Đĩnh “dần
tỉnh lại”.
Đây đó trong Đèn Cù không thiếu những số phận khốn
khổ của thân phận người dân bị xử dụng tàn nhẫn bởi những kẻ cúc cung làm tôi
cho ngoại bang nước lớn để thoả mãn giấc mộng công hầu khanh tướng của mình:
“Nhưng đến nay, bây giờ khi viết những dòng này, tôi
lại hình dung thấy tất cả phe cộng sản lúc ấy là một chậu nước lớn nhưng đã
ngầu đục bị Mao lắc cho nổi sóng cuộn gió và bên trong chậu đó các anh hùng hảo
hán, các kẻ vệ đạo nghiêng ngửa hò hét huỷ diệt nhau. Trong sóng gió tăm tối ấy
của cộng sản (thiên hạ đại loạn Trung quốc được nhờ) lập loè một tín hiệu Mao
gửi Mỹ: mi không thấy là ta đánh kẻ thù số một của mi đấy ư ? Có chìa tay ra
với ta không ?
Tôi đầu bạc, cái râu bạc và đảng dột tứ bề rồi tôi
mới thấy Bắc Kinh đã góp phần chính làm tan phe cộng sản và chấm dứt chiến
tranh lạnh. Nhưng mà tốn máu Việt Nam quá.”
Và đây đó trong Đèn Cù là những ray rứt, tự vấn chân
thật của Trần Đĩnh, người luôn phải giấu mình quan sát, đôi khi vẫn “mơ hồ” vì
“không hình dung nổi trong đảng lại có đàn áp đảng viên khác quan điểm”, “chưa
nhận thấy rõ bắt xét lại là một thế chấp về lòng trung thành nộp Bắc
Kinh”,nhưng chính nhờ những khi “bắt đầu lờ mờ nhận thấy ngoài bồi bút, tôi
mang hai bộ mặt lệch nhau: om xòm ở tư cách kẻ lên án và câm nín với vai tội
phạm bị đàn áp man rợ của chính bản thân”mà Trần Đĩnh đã phôi thai được Đèn Cù
cho hậu thế.
Dưới một chế độ xây dựng trên dối trá, sự thật là
cái giá vô cùng đắt. Trong suốt những năm dài dưới chế độ này, nhiều người đã
thức tỉnh và tất cả đều phải trả giá. Thủ tiêu, đày đọa, thanh trừng … như
chính đoạn trường khổ ải mà tác giả Trần Đĩnh đã trải qua. Đó là những người
yêu nước nhưng không được “đảng đóng dấu”. Như nguyên văn tác giả đã viết:
“…yêu nước không được đảng đóng dấu xác nhận là công
cốc, thậm chí còn là điều nguy hiểm. Bởi theo đảng thì ranh giới giữa yêunước
và phản động vô cùng mong manh.”
Đọc Đèn Cù để không những thấm thía “tiếng kêu đau”
của tác giả, mà còn để chia sẻ tiếng kêu đau của cả một dân tộc vẫn mê lạc
trong vòng dối trá oan nghiệt nhất mà tộc Việt từng có từ khi dựng nước.
Tết trung thu năm nay trẻ con vẫn rước đèn cù, nhưng
khi Đèn Cù của Trần Đĩnh ra đời, ngay trong hoàn cảnh ĐCSVN tiếp tục khấu đầu
trước TQ này, chắc mọi người sẽ một lần nghĩ đến ẩn ý của tác giả về số phận
quan quân tướng sĩ cùng dân dã Viêt Nam quay quay nhấp nhô không lối thoát
trong chiếc lồng đèn Trung Quốc. Đèn Cù quả là lời cảnh báo nữa cho người Việt
về một tương lại bi thảm mà dân tộc đang bị hậu duệ của đám”bán gà ế” năm xưa
đã lùa vào.
Đèn Cù xứng đáng đứng ở vị trí trang trọng trong tủ
sách của mỗi người VN đang thao thức với vận mệnh dân tộc.
Cảm ơn tác giả Trần Đĩnh.
Lê Quốc Tuấn
Comments