Deepwater Horizon the Movie Chuyện bên lề


Vừa mới coi xong phim Deepwater Horizon, công nhận là về hình thức và kỹ thuật khá chính xác.  Mang lại nhiều kỷ niệm lắm, hồi đó khoảng 2000 - 2010, mình đóng đô ở GOM (Gulf of Mexico), gần như không có cái dàn khoan nào của BP hoặc ConocoPhillips mà mình chưa ra làm.  Thường thì đi 14/14, tức là làm 2 tuần, khuya 10h bắt đầu chạy xe từ Houston về Port Fouchon (gần New Orleans) khoảng 5.5 tiếng, rồi check in around 4AM, ready for fly out 5AM or so.  Việc làm khá vất vả nhưng tất nhiên là thu nhập cao hơn làm trong nội địa nhiều.  Hồi đó mình ngang lắm, cái gì khó cũng nhảy vô làm hết, nhiều lúc cái đầu nhức lên khủng khiếp hoặc tay đau quá không còn đánh máy được mới thôi.  Ngoài đó làm mỗi ngày 12-14 tiếng, ráng làm để quên đi nỗi nhớ nhà và sự lo sợ.  Ai mà không sợ chứ, nguy hiểm như vậy có thể xảy ra bất cứ lúc nào.  Tính đến bây giờ chắc mình thấy người chết trước mắt cũng 3 lần rồi, nếu kể luôn những lúc không có mặt tại hiện trường cũng vài chục lần.

Quay lại chuyện cuốn phim, khi Mike Williams kể cho con nghe hắn làm exploration, trong nghề thì gọi là Drilling.  Mình làm bên Mike gọi là the "lamers" tức là Operations.  Tụi Drilling là shortimer, đi đào dầu và khí xong việc thì bàn giao lại cho Operations để khai thác 3-20 năm tuỳ theo trữ lượng mỏ.  Tất nhiên là hai bên không ưa nhau tí nào hết nhưng mình nghĩ bên nào cũng quan trọng hết.  Mỗi bên có cái khổ tâm của mình, hồi xưa 1990 tỷ lệ dry hole (giếng đào vứt đi) khá cao khoảng 50%, nhưng bây giờ chỉ còn lại 10%.  Có điều một cái dry hole bây giờ tốn kém trên $100 triệu Mỹ kim.  Bên Operations thì nếu shutdown dầu khí ngừng chảy thì nghèo to.  Cũng nguy hiểm lắm vì qua thời gian, dụng cụ cũ kỹ, chuyện gì cũng có thể xảy ra được.  Phim có vẻ hơi thiên vị Transocean và phê bình BP nhiều nhưng thực tế cũng không khác bao nhiêu.  Làm cho BP thì đa số chả phải làm gì hết mà tối ngày đi hét mắng tụi contractor.  Transocean là Drilling contractor, đúng ra là nói ra lửa, tụi này trên thì bôi bác BP, dưới thì đè đầu đè cổ mấy thằng subcontractors dưói chứ cũng không hiền lành gì đâu. 

Nhớ 1 lần, mình đang ngủ khoảng 1AM thì giàn khoan bị mất điện.  Hôm đó lại đang ốm nặng mà không dám báo (vì nếu thế thì họ đưa vào đất liền tất nhiên tiền lương bị cắt), mắt nhắm mắt mở chạy xuống Control Room (giống hệt cái phòng mà Andrea làm).  Marine Board Operator nói mất liên lạc với hệ thống điều khiển Tension Leg Platform Balancing (nghĩa đen là nếu platform lật nhào, mọi người có khoảng vài phút để nhảy).  Cái computer điều khiển nằm ở khoang cuối cùng trong một cái chân của the platform, bình thường thì đi xuống bằng thang máy khoảng tương đương với building 30 tầng dưới lòng biển.  Mình không kịp suy nghĩ, chạy ra cái cầu thang đứng (vertical) rồi dùng mông và tay tụt ào ào xuống. Tối như mực chỉ có mấy ánh đèn exit đây đó lấp loáng.  Xuống tới tầng dưới cùng, kiểm tra lại cái server computer rồi reboot.  "Come in, Paul.  Can you confirm the Marine SCADA system is alive?". "Good, anything you want me to look at when I'm down here?".  "OK, I’ll be right back up".  Làm xong mệt gần chết, lúc đó mới nghĩ tới chuyện đi lên.  Tự nhiên tay chân run lên cầm cập, chưa bao giờ mình lại sợ như vậy.  Chuyện là nếu blackout (hoàn toàn mất hết điện) và loss of Marine Control thì phải evacuate lập tức vì nếu TLP flips, mình ở dưới đây là chết chắc.  Thiệt là ngu hết chỗ nói, ngồi khóc và chờ hết run cả nửa ngày mới đủ can đảm từ từ leo lên.  Lên tới nơi, y như rằng cha con tụi nó evacuated gần hết chỉ còn Paul và a few die-hards.   Về sau lâu lâu có ác mộng, mình thường mơ đang nằm trong đáy của chiếc tàu hoặc giàn khoan lúc nó đang chìm xuống.  Bao nhiêu năm mà vẫn chưa hết sợ. 

Chuyện dầu hoả trong nghề thì nhiều lắm, nếu thích thì bữa khác mình tiếp tục ....  

Ừ tiếp tục đi Thảo nói

Nguyễn Thanh Phi Vũ 
TV8312A5 

Comments

Popular posts from this blog

Phụng nữ ân cần biệt cố nhân

Echeveria Lilacina

Cô phàm viễn ảnh bích không tận