về chiếc điện thoại di động


Có thể bạn chưa biết hết về chiếc điện thoại di động của mình: mở cửa xe khi bị kẹt chìa khoá ở trong xe, mất chìa khoá xe vẫn lái xe được, hết pin vẫn sử dụng điện thoại được. 

Trường hợp phổ biến nhất là lúc cần gọi hay đang gọi thì hết pin! ĐTDĐ nào cũng được thiết kế với lượng pin dự trữ, tương đương với 50% dung lượng pin khi được sạc đầy. Vấn đề là biết được cách nào để khởi động nguồn pin dự phòng đó.  Chỉ cần bấm *3370# là pin của bạn lại đầy 50% lằn vạch báo dung lượng.  Lúc đó bạn có thể tiếp tục các cuộc gọi ít ra trong vài tiếng đồng hồ nữa 50% phần năng lượng dự trữ đó gọi là "third hidden batter power" để điều hành bộ phận báo hết pin của máy và lưu trữ các dữ liệu như ngày giờ, danh sách phone book ... Khi bạn sạc lại pin, nguồn pin dự trữ sẽ đầy trước.

Tại Mỹ số cấp cứu là 911 nhưng số cấp cứu trên toàn thế giới là 112 được tất cả các ĐTDĐ ghi nhận.  Bất cứ bạn đang ở đâu khi bạn bấm 112 ĐTDĐ của bạn sẽ tự động tìm mạng gần nhất hoặc số cấp cứu nào gần nhất và tự động nối mạng với đường dây đó.  Điều thú vị là con số cấp cứu 112 này có thể thao tác ngay cả khi bàn phím đang bị khóa mà bạn không biết mật mã để mở ra. Bạn cứ thử đi, nhưng ngay khi máy thông thì phải ngắt cuộc gọi kẻo lực lượng cấp cứu sẽ tìm đến bạn.  

Trường hợp xe hơi của bạn có chìa khóa điện tử (tức là loại chìa khóa bấm để mở hay khóa cửa xe) mà bạn sơ ý bỏ quên trong xe rồi xe tự động khóa cửa lại, hoặc bạn làm mất chìa khóa xe.  Nếu như bạn có một chìa khóa điện tử phụ đang cất ở nhà thì bạn gọi về nhà cho thân nhân nhờ họ giúp theo các bước sau:   
- Bạn để điện thoại di động của bạn gần sát cửa xe của bạn.  
- Bảo người nhà lấy chìa khóa điện tử của xe để sát vào điện thoại di động của họ và bấm nút mở xe.  
- Khi người nhà bấm nút mở cửa xe thì xe của bạn dù đang ở một thành phố nào đi nữa sẽ được mở cửa.  
Trong trường hợp bạn đã bị mất chìa khóa thì sau khi mở được cửa xe theo cách trên, bạn có thể rút dây điện nối ở phần start cho nổ máy xe và chạy tạm đến chỗ thợ làm chìa khóa để làm chìa khóa phụ!
Mỗi ĐTDĐ đều có “số căn cước” (serial number) hay còn gọi là ID của máy.  Hãy bấm các phím *#06# (xin nhắc lại: hoa thị (*), dấu thăng (#), hai số 06 và kết thúc bằng dấu thăng (#)… lập tức màn hình điện thoại sẽ hiện lên một hàng số gồm 15 con số nối tiếp nhau. Đây là số căn cước của máy. Bạn phải ghi 15 số nầy vào cuốn sổ hay một miếng giấy bỏ riêng trong bóp của bạn để khi cần có thể lấy ra.  

Trong trường hợp bạn bị mất máy điện thoại, hãy gọi cho công ty đang cung cấp dịch vụ nối mạng, thông báo cho họ biết số căn cước của máy. Công ty sẽ khóa ngay điện thoại của bạn và kẻ nào lấy chiếc điện thoại đó cũng không thể sử dụng được. Nếu khi bạn tìm lại được điện thoại thì nhớ gọi cho công ty cung cấp dịch vụ để mở khóa và bạn tiếp tục sử dụng.  

Nếu bạn bị mất điện thoại di động và nghi có kẻ đang sử dụng máy của bạn, bạn chỉ cần mang số Serial Number gồm 15 con số này đến báo cho cảnh sát. Ở Việt Nam thì không biết như thế nào nhưng ở Mỹ và các nước tiên tiến khác thì cảnh sát và ngành An ninh Viễn thông sẽ dùng vệ tinh theo dõi số Serial Number để biết máy của bạn đang ở địa chỉ nào và cảnh sát sẽ đến đó lập biên bản tịch thu máy và người sử dụng máy của bạn sẽ bị mời về văn phòng cảnh sát để lấy lời khai và đưa ra tòa xét xử.  

Làm thế nào để biết nguồn gốc nơi sản xuất điện thoại của bạn?  Đếm từ trái qua phải trên dãy số Serial Number, con số thứ 7 và thứ 8 là mã quốc gia nơi sản xuất ra chiếc điện thoại.  
- Nếu số hàng 7 và 8 là số 02 hoặc 20 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Trung Quốc.  
- Nếu hai số đó là số 08 hoặc 80 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Đức (Germany).  
- Nếu hai số này là 01 hoặc 10 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Phần Lan (Finland).  
- Nếu hai số ở hàng thứ 7 và thứ 8 là hai số 00 tiếp nhau thì chắc chắn máy ĐT Di Động của bạn được sản xuất ngay chính quốc giả phát minh ra nó. Ví dụ: iPhone có số 00 là do Apple của Mỹ sản xuất; hoặc Galaxy có hai số 00 là do chính hãng Samsung của Đại Hàn sản xuất.



Comments

Popular posts from this blog

Echeveria Lilacina

Phụng nữ ân cần biệt cố nhân

Cô phàm viễn ảnh bích không tận