dinh Độc lập Sài gòn


Kiến trúc tuyệt đẹp trước đây của Dinh Độc Lập 
ảnh: Nguyễn Bá Mậu
chỉa lại từ trang artcorner

Toàn cảnh Dinh Độc Lập năm 1959
ảnh Nguyễn Bá Mậu



 Cận cảnh dinh năm 1957
ảnh Nguyễn Bá Mậu

Dinh được khởi công xây dựng từ năm 1868, hoàn thành năm 1871 theo đồ án của kiến trúc sư Hermite với tên ban đầu là dinh Norodom (chả hiểu sao một cái dinh thự trên đất Việt Nam lại được đặt theo tên của một ông vua Cambot).

Từ 1871 đết 1887 dinh là nơi ở và làm việc của Thống đốc Nam kỳ nên được gọi là dinh Thống đốc.  Từ năm 1887 dinh được chuyển qua làm nơi ở và làm việc của các Toàn quyền Đông dương nên dinh cũng được gọi là dinh Toàn quyền.  Sau khi Phủ Toàn quyền ở Hà Nội được xây dựng xong thì Toàn quyền Đông dương và nội các dời ra Hà Nội.  Dinh chỉ còn lại các cơ quan thuộc Phủ Toàn quyền đặc trách Nam kỳ.

Năm 1945 Nhật đảo chính Pháp, dinh trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật cho đến khi Nhật thất bại trong thế chiến thứ II, Pháp trở lại chiến Nam kỳ, dinh lại trở thành trụ sở làm việc của Cao ủy Pháp tại Đông dương.

Năm 1954 Pháp rút khỏi Việt Nam, dinh trở thành nơi ở và làm việc của Thủ tướng, sau là Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm.  Tổng thống Diệm đã đổi tên dinh thành Dinh Độc lập.

Ngày 27 tháng 2 năm 1962 hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa điều khiển máy bay A-1 Skyraider ném bom dinh Độc Lập làm sập toàn bộ cánh trái của dinh.  Mục tiêu của cuộc tấn công là nhằm ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm và gia đình ông.

Do không thể khôi phục nên kiến trúc tuyệt đẹp này đã bị phá bỏ để xây dinh mới theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.

Bà Nhu dáng quá đẹp 

Vô cùng cảm ơn ống kính tài hoa của nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu  và các ký giả của tạp chí Life đã để lại cho hậu thế hình ảnh tuyệt đẹp của Dinh Độc Lập trước đây.  Nếu không tình cờ nhìn thấy mấy tấm ảnh này trong muôn trùng triệu triệu tấm ảnh trôi nổi trên internet thì mình cũng không biết Dinh Độc lập trước đây lại mang dáng vẻ thanh lệ động lòng đến vậy.


tpt

Comments

Popular posts from this blog

Phụng nữ ân cần biệt cố nhân

Echeveria Lilacina

Cô phàm viễn ảnh bích không tận