Dấu xưa kinh thành

Kinh đô Huế với bề dày hơn trăm năm lịch sử, từng là nơi đóng đô của vương triều Nguyễn trong suốt 143 năm từ 1802 tới năm 1945.  Sau khi thu giang san về một mối νà lên ngôi, hoàng đế Gia Long đã đích thân tiến hành khảo sát νà chọn νị trí để xây dựng kinh đô, khởi công năm 1805, νà hoàn thành năm 1832 dưới triều νua Minh Mạng. 

Kinh thành Huế là một toà thành ở cố đô toạ lạc bên bờ bắc sông Hương quay mặt về hướng nam, hình vuông hơi cong ở phía trước theo địa hình dải đất dọc bờ sông Hương có 3 vòng tường thành lồng nhau.  Kinh thành là vòng thành ngoài cùng bảo vệ kinh đô, Hoàng thành là vòng thành giữa bao quanh hoàng cung và Tử cấm thành hay cung thành là vòng thành trong cùng.

Không ảnh Kinh thành Huế với 3 vòng tường thành.  Kinh thành hay phòng thành - vòng thành ngoài khúc khuỷu với 24 pháo đài được xây lồi ra ngoài và Trấn bình đài (thành Mang cá) ở góc đông bắc Kinh thành
ảnh Albert Sallet
https://www.aavh.org/?page_id=5059

Kinh thành hay Phòng thành là vòng thành ngoài cùng bảo vệ kinh đô có chu vi gần 10 km, cao 6,6m, dày 21,5m bao gồm bề dày của phần mô thành đắp bằng đất ở giữa và lớp gạch xây bó ở mặt ngoài và mặt trong.  Thành ban đầu chỉ đắp bằng đất, đến cuối đời Gia Long mới được bó gạch.  Thành có 10 cửa chính trên có vọng lâu: Chính Bắc môn còn gọi cửa Hậu nằm ở mặt sau Kinh Thành, Tây-Bắc môn còn gọi cửa An Hòa, Chính Tây môn, Tây-Nam môn hay cửa Hữu, Chính Nam môn còn gọi cửa Nhà Đồ do gần đó có Võ Khố là nhà để đồ binh khí,  Quảng Đức môn, Thể Nhân môn hay cửa Ngăn do trước đây có tường xây cao ngăn thành con đường dành cho vua ra bến sông, Đông Nam môn còn gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa nằm bên trong thành, Chính Đông môn ngó ra sông Đông Ba nên thường được gọi là cửa Đông Ba và Đông-Bắc môn còn có tên là cửa Kẻ Trài.  Ngoài ra Kinh Thành còn có 1 cửa thông với Trấn Bình Đài là thành phụ ở góc Đông Bắc của Kinh Thành, còn gọi là thành Mang Cá, có tên gọi là Trấn Bình Môn. Hai cửa bằng đường thủy thông Kinh Thành với bên ngoài qua sông Ngự Hà là Đông Thành Thủy Quan và Tây Thành Thủy Quan. 

Đông thành thuỷ quan 
vừa là cống, nhưng cũng có chức năng là chiếc cầu nối hai bên bờ sông Ngự Hà. 
ảnh tư liệu của Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế.  

Theo Đại nam Nhất thống chí, Đông thành Thủy Quan (cửa cống nước mặt phía đông của Kinh thành) được xây dựng từ năm Gia Long thứ 7 (1806) với tên gọi ban đầu là cầu Thanh Long làm bằng gỗ. Năm 1830, vua Minh Mạng thay thế cầu gỗ bằng đá, xếp đặt thành một chiếc thủy quan (cửa cống đóng mở nước) ở Kinh thành với các cửa áp (then cài cống nước), trên lan can cầu bố trí hệ thống pháo môn. Tên gọi Đông thành Thủy Quan bắt đầu từ thời này.  Đông thành Thủy Quan có 15 pháo môn, trong đó 13 pháo môn hình tròn ở trên thành cổng và 2 pháo môn - cửa đặt đại pháo ở hai bên mặt thành đã tạo thành lá chắn phòng thủ khá chắc chắn cho một phần khu vực Đông Bắc kinh thành Huế.


Tây thành thuỷ quan

Đông nam môn (cửa Thượng Tứ).  Tây gọi là Mirador VIII tháp canh 8

Đông nam môn (cửa Thượng tứ)




Kinh thành Huế về mặt kiến trúc là một công trình quân sự với vai trò phòng thủ rất quan trọng.  Mặt ngoài thành được xây khúc khuỷu, Thượng Thành có 24 pháo đài được xây lồi ra ngoài, mỗi mặt thành có 5 pháo đài và 4 góc thành là 4 pháo đài được bố trí cách đều nhau.  Mỗi pháo đài đều có dược khố (hay còn gọi là hỏa khố, hay hỏa dược khố) xây bằng gạch vồ trong chứa đạn dược, diêm tiêu.  Trên tường thành còn có nhiều pháo nhãn là nơi đặt súng thần công để phòng thủ, và cũng là nơi lính hỏa mai trấn thủ..  Ngoài ra, ở góc Đông Bắc còn có Trấn Bình đài, được xem là pháo đài thứ 25 của Kinh thành, được nối thông với Kinh thành qua Trấn Bình môn.   Dọc theo thành ngoài là hệ thống tường bắn được xây bằng gạch cao khoảng 1,3m trên Thượng thành, là nơi các xạ thủ dựa vô để bắn ngăn chặn đối phương  đồng thời đây còn là con đường để cho binh lính đi tuần phòng.  Bên ngoài thành là hệ thống hào rộng và sâu bao bọc theo chu vi của thành, muốn vào thành Nội phải qua một chiếc cầu vồng xây bằng đá và gạch bắc ngang trên hào tại 11 cửa thành vì vậy khi kinh thành bị tấn công hào sẽ là chướng ngại vật ngăn chặn bộ binh quân địch.  Ngoài cùng là hệ thống sông đào Hộ Thành Hà vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng giao thông đường thủy với chiều dài hơn 7 km: đoạn ở phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn phía Bắc là sông An Hòa, đoạn phía Đông là sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa vào sông Hương.  


Kinh thành Huế và Hộ  thành hào vòng quanh Kinh thành, đoạn trước Kỳ đài.
bên phải Kỳ đài là Thể Nhân môn (Cửa Ngăn) 
 Photo by John Dominis Huế 1961


Quảng Đức môn và Chánh Nam môn (cửa Nhà Đồ) phía xa. 
Bên phải, góc trên là sông Hương lượn theo mặt trước Kinh thành.
Hình chụp từ Kỳ đài nhìn về hướng tây.
Huế 1924 - photographies de Dang Chau (Rue Dong Ba – Hué)
AP2905-Morin-Dang-Chau

Góc đông nam Kinh thành Huế 1932
sông Hương, cầu Trường Tiền - sông Đông Ba và cầu Đông Ba
Ảnh Des Pierres - AP1901-Despierres

Góc đông bắc Kinh thành Huế và Trấn Bình đài (thành Mang Cá)  - 1924   

Hình trong bài viết LES FORTIFICATIONS DE LA CITADELLE DE HPar le Lt - COLONEL ARDANT DU PICQ, Commandant d’Armes.  
Tập san BAVH 1924, trang 221 - 245


Góc Tây bắc Kinh thành Huế nhìn từ làng An Hoà - 1924 - sông An Hoà và sông Kẻ Vạn

Hình trong bài viết LES FORTIFICATIONS DE LA CITADELLE DE HPar le Lt - COLONEL ARDANT DU PICQ, Commandant d’Armes.  Tập san BAVH 1924, trang 221 - 245


Chính giữa mặt trước Kinh thành là Kỳ Đài.  Bên trong Kinh thành, có nhà dân, trạch viện của các quan lại đại thần và Khu vực Đại nội - Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là nơi ở và làm việc của vua và hoàng gia.  

mặt trước Kinh thành với Kỳ đài ở giữa
Photograhpie Aerienne, Indochine 1950

 mặt trước Kinh thành Huế 1932
và Khu vực Đại nội bên trong thành (Hoàng thành và Tử Cấm thành)
Ảnh Sogny Marien
AP1508-Sogny-Marien

Ngoài Hoàng cung Đại nội, bên trong Kinh thành Huế còn có các kiến trúc hoàng gia khác Quốc Tử Giám, điện Long An, hồ Tịnh Tâm, Tàng Thư lâu, Cơ Mật viện, đàn Xã Tắc ...

Rồi thời gian trôi, "thương hai tang điền" Kinh thành Huế một ngày  thu buồn năm 1945 Vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của vương triều Nguyễn - thoái vị, Huế trở thành Cố Đô.  Qua cuộc tiêu thổ kháng chiến, hầu hết các cung điện bên trong Tử cấm thành đã bị đốt trụi, nhiều kiến trúc khác thì bị hoang hoá với thời gian và thiên tai, Kinh đô vàng son một thời chỉ còn dấu tích qua những bức hình người Pháp để lại.

Gợi buồn chi này Cố đô ơi.  Hoàng thành kia giờ không thấy lối.  Từng nét xưa đã phai rồi và dáng em cũng mất rồi … (Châu Kỳ)

TnPhươngThảo

Comments

Popular posts from this blog

Echeveria Lilacina

Phụng nữ ân cần biệt cố nhân

Cô phàm viễn ảnh bích không tận