Tiễn biệt - khi một người rời nhân thế

Ðức Phật dạy rằng: “Tất cả những gì theo duyên khởi cũng đều theo duyên diệt”.
Người ta sống bằng trách nhiệm nặng mang này nọ, gia đình, họ hàng, con cái và quốc gia, chứ chết thì nhẹ hều, còn gì nữa đâu mà đòi họ. Khi chết là quăng hết gánh nặng của đời,nhẹ nhàng và êm ái nhứt thời, sướng không gì bằng.
Mọi lễ nghi, mọi thứ màu mè, mọi thứ cúng kiếng, mọi thứ tụng niệm ào ào, sáng đêm, um sùm trong đám tang mà nhiều người ngày nay đang làm tất cả đều là hình thức bày vẽ, là những ảo vọng, huyễn hoặc và ngộ nhận, có khi là một toan tính của người còn sống.
Người ngộ Phật pháp là nhìn mọi thứ đơn giản,coi có mà như không có. Chữ ngộ và giác ngộ rất huyền ảo,nó xuất phát từ cái bên trong đầu, tĩnh trí và nhận ra.
Khi con người nhận ra và vô chấp mọi thứ thì cũng là lúc ngộ ra chân lý của cuộc đời.
Trong kinh A Hàm kể, một hôm có các thầy Bà La Môn đến hỏi Đức Phật:
- Thưa ngài Cồ Đàm, đệ tử ngài sau khi chết ngài có thể cầu nguyện cho họ sanh về cõi lành được không?
Đức Phật không trả lời mà hỏi lại:
- Đệ tử của các ông chết,các ông có thể cầu nguyện sanh về cõi lành được không?
Các vị ấy đáp:
- Được
Đức Phật liền hỏi:
- Như có một cái giếng sâu,một người lăn cục đá lớn để trên miệng giếng,rồi mời vài chục thầy Bà La Môn đến hỏi: “Tôi xô hòn đá này xuống giếng,quý thầy cầu cho nó đừng chìm được không?"
Các thầy Bà La Môn lắc đầu.
Phật hỏi:
- Tại sao?
Các vị ấy trả lời:
- Vì đá nặng chìm tận đáy giếng,dù cho có ngàn người cầu cũng không được.
Đức Phật lại nói:
- Như có người đem dầu rưới xuống miệng giếng và yêu cầu hai ba chục thầy Bà La Môn tới cầu nguyện cho dầu chìm xuống tận đáy giếng, các thầy có cầu được không?
Các thầy Bà La Môn cũng lắc đầu. Đức Phật hỏi:
- Tại sao?
Bà La Môn trả lời:
- Vì dầu nhẹ nên phải nổi, dù có bao nhiêu người cầu cũng không thể chìm.
Đức Phật nói:
- Cũng vậy,nếu người làm lành,làm thiện dầu cho các ông cố cầu cho họ bị đọa địa ngục, họ cũng không đọa. Còn người làm ác, nhiều tội lỗi, dầu các ông có cầu nguyện mấy họ cũng không thể sanh chỗ lành được.
Cố nhạc sĩ Quốc Dũng là một người đắc nhân tâm, đã sống một cuộc đời có nhiều niềm vui,cũng lắm cái buồn, có lúc này lúc khác. Người nhạc sĩ có công tạo ra một thời vàng son của đất Sài Gòn với những bài nhạc hay, da diết, tình tự làm người nghe phải chất ngất.
Hôm nay ông dừng cuộc vì ông đã tích góp trả xong nợ trần rồi đó,trả nhanh gọn nên phải đi xa, để bước vào một giai đoạn khác của cuộc đời, để được trầm mặc, thảnh thơi và an vui.
Kính chúc ông ra đi sống mãi trong lòng người yêu nhạc.
NGUYỄN GIA VIỆT


Comments

Popular posts from this blog

Phụng nữ ân cần biệt cố nhân

Echeveria Lilacina

Cô phàm viễn ảnh bích không tận