Nước mắt quê hương
Ngày xuân nghe Gấu luận về tửu
Những năm trước khi rời VN, tui là con trai lớn còn lại trong nhà. Mười lăm, mười sáu cũng biết phụ bố kiếm cơm, nhà có sửa chữa cũng biết trông coi thợ. Nói chung, tui thấy mình cũng được việc, vậy mà thỉnh thoảng tui vẫn bị mẹ mắng "thằng này tính không có, chỉ có tướng". Chẳng qua có những thứ tui thật dễ dãi, ai sao tui vậy, nhưng bù lại có những thứ tui chỉ muốn làm theo ý mình. Giặt giũ quần áo chẳng hạn, từ nhỏ tui chỉ thích làm lấy, chẳng muốn ai đụng vào quần áo của tui. Ăn uống thì tui thích cafe đá, trà nóng không thích cafe nóng, trà đá.
Gấu
Những năm trước khi rời VN, tui là con trai lớn còn lại trong nhà. Mười lăm, mười sáu cũng biết phụ bố kiếm cơm, nhà có sửa chữa cũng biết trông coi thợ. Nói chung, tui thấy mình cũng được việc, vậy mà thỉnh thoảng tui vẫn bị mẹ mắng "thằng này tính không có, chỉ có tướng". Chẳng qua có những thứ tui thật dễ dãi, ai sao tui vậy, nhưng bù lại có những thứ tui chỉ muốn làm theo ý mình. Giặt giũ quần áo chẳng hạn, từ nhỏ tui chỉ thích làm lấy, chẳng muốn ai đụng vào quần áo của tui. Ăn uống thì tui thích cafe đá, trà nóng không thích cafe nóng, trà đá.
Dịp
Tết Đoan Ngọ, mẹ tui hay làm cơm rượu để sáng mùng 5 tháng 5 âm lịch ăn
cùng bánh tro chấm đường mà "diệt sâu bọ", như một tập tục của mấy gia
đình người Bắc. Từ vài ba hôm trước bà đã đồ xôi làm cơm rượu. Thứ xôi
làm cơm rượu thổi hơi khô một chút, xới đều, trải thành lớp mỏng trên
khay cho nguội. Những viên men trắng như những chiếc bánh men được tui
và thằng em giã nhẹ tay bằng chày gỗ trong chiếc cối đá thành bột mịn,
rắc đều trên lớp cơm nếp. Cơm và men sắp vào một chiếc thố để trong góc,
đến ngày thứ 3 mở ra đã thơm lừng cả góc nhà. Tui ăn cơm rượu thì chỉ
thích thứ cơm rượu làm từ nếp cẩm, ăn còn nguyên hạt với lớp vỏ sần sật
chứ không thích thứ cơm rượu từ nếp trắng, ngọt đậm đà nhưng cắn vào bở
rợt chỉ thấy nhão nhoẹt. Vậy là mỗi khi làm cơm rượu cho cả nhà mẹ tôi
lại cất thêm mẻ nếp than cho bố, đến ngày thứ 3 bà xúc 1 chén cơm rượu
nếp cẩm để dành cho thằng con "tướng nhiều hơn tính". Gọi là cất, nhưng
rượu nếp của mẹ tôi không được chưng cất như những người nấu rượu chuyên
nghiệp. Khi cơm rượu để hơn tuần không còn ngọt như để ăn mà đã trở
cay, thì bà lọc bỏ xác rồi pha với rượu trắng thành thứ rượu nếp cẩm nhà
làm
Một
tối cuối năm lớp 9, trước ngày đi vượt biên, tui lén rót trộm một chai
rượu nếp của bố, rồi cùng Lương và Long (1 tên bạn học khác, hông phải
Đề) leo lên cái bệ trên nóc cổng trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, tập làm người
lớn, chia xị nếp cẩm kết nghĩa anh em. Chẳng biết vì viễn ảnh những
ngày tháng cuối của một cấp lớp, sắp chia tay bạn bè, rời xa ngôi trường
thân yêu, hay vì khả năng có đứa một đi không trở lại mà ba thằng trẻ
ranh tụi tui rất là nghiêm trang
- Uống đi tụi bay, mình là anh em, tứ hải giai huynh đệ
- Uống đi tụi bay, mình là anh em, tứ hải giai huynh đệ
- Đừng làm đổ nghe, rượu quý lắm đó, người ta gọi là 'nước mắt quê hương'
- Gần hết rồi, hay tao đổ thêm nước vô?
Sau buổi rượu đó thì tụi tui chẳng thằng nào thành vương, thành tướng như Lưu Bị, Quan Công, dù rằng đất nước lúc đó cũng đang hồi chiến tranh biên giới. Nhưng thật may cũng chẳng thằng nào trong đám tui thành đệ tử của thần Lưu Linh. Tui đi vượt biên bị bắt, mấy tháng sau trở về từ khám lớn Mỹ tho với cái đầu trọc tếu và 36 chiếc xương sườn đếm đủ. Thằng bạn kết nghĩa hỏi tui 'Mày đi tu hả sao hồi này không thấy, mà đầu cạo trọc lốc vậy?'. Nó quên tiệt chuyện tui đi vượt biên và bữa rượu chia tay
Sau buổi rượu đó thì tụi tui chẳng thằng nào thành vương, thành tướng như Lưu Bị, Quan Công, dù rằng đất nước lúc đó cũng đang hồi chiến tranh biên giới. Nhưng thật may cũng chẳng thằng nào trong đám tui thành đệ tử của thần Lưu Linh. Tui đi vượt biên bị bắt, mấy tháng sau trở về từ khám lớn Mỹ tho với cái đầu trọc tếu và 36 chiếc xương sườn đếm đủ. Thằng bạn kết nghĩa hỏi tui 'Mày đi tu hả sao hồi này không thấy, mà đầu cạo trọc lốc vậy?'. Nó quên tiệt chuyện tui đi vượt biên và bữa rượu chia tay
Lớn
thêm vài tuổi, tui bắt đầu cảm nhận được có cái gì đặc biệt trong thứ
thức uống này. Có cái gì đó trang nghiêm, mà mỗi khi cúng ông bà tổ tiên
người ta hay có ba chén rượu nhỏ. Có cái gì gắn bó mà người ta không
chỉ mong muốn có rượu để uống mà còn ước mơ có bạn để uống cùng. Như Âu
Dương Tu, gặp người tri kỷ thì ngàn chén vẫn chưa đủ
Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu
Như Vũ Hoàng Chương, mất người tri kỷ thì một chén cũng chẳng còn vui
Em ơi, lửa tắt bình khô rượu.
Em ơi, lửa tắt bình khô rượu.
Đời vắng em rồi, say với ai…
Như Kyo York từ xứ sở ngàn dặm xa về quê của bác Ba Phi cũng biết đón bạn sao cho đặng
Mênh mang như sông Hậu Giang
Như Kyo York từ xứ sở ngàn dặm xa về quê của bác Ba Phi cũng biết đón bạn sao cho đặng
Mênh mang như sông Hậu Giang
Ấm áp như bình rượu cay
Người miền Tây luôn luôn dang tay,luôn luôn hiếu khách
Bắt con cá nướng trui làm mâm rượu trắng đón người bạn xa.
Tui
chưa về miền Tây, chưa được nghe tiếng hò sông Hậu, chưa một lần nhìn
tấm lưng thon trong chiếc áo bà ba, nhún mình đưa mái chèo theo giòng
nước nhưng tui có nghe người ta nói người miền Tây gạo lúa dư thừa nên
thích nấu rượu, thích nhậu. Chưa dzìa miền Tây nên tui hỏng biết, nhưng
với người miền Tây trong cái xóm nhỏ của tui ngày trước thì chuyện này
'trậc lấc hà'. Người miền Tây xóm tui hỏng biết nhậu, hay chào bố mẹ tui
"Dượng Hai, dì Hai, mạnh giỏi". Người miền Tây xóm tui lấy chồng sớm
cho lời ru thêm buồn. Một lần đẩy phụ chiếc xe Honda do anh chồng nhậu
say được xích lô đưa về bỏ ngoài cửa, tui nghe người miền Tây thở dài
"Đừng bao giờ lấy chồng ham nhậu!". Chẳng biết có phải vì nhìn những
giọt nước mắt mà tui thấy vỡ ra từng mảnh lóng lánh khi chạm đất, mà sau
này tui chẳng bao giờ lấy "chồng", cũng chẳng bao giờ nhậu!
Giờ
đây tui cũng là người miền Tây Hoa kỳ. Xứ tui ở có nhiều cái khác với
bên mình. Quán rượu chỉ bán đến 2 giờ sáng, lúc đó bar tender sẽ hô
"Last call" (gọi lần cuối), sau đó thì không bán nữa dù có thể quán vẫn
mở. Chiều cuối tuần buồn buồn, hú thằng Ba, anh Bảy, kê bàn ở sân sau
lai rai vài ba sợi thì được, nhưng ra hàng hiên trước nhà, nơi công
chúng qua lại, mà cạn ly đầy, đầy ly cạn là ăn giấy phạt có ngày. Xứ tui
ở cũng có nhiều cái giống với bên mình. Uống chén rượu với người bạn
tâm đắc người ta cũng cụng mấy chiếc ly với nhau gọi là "Clink the wine
glass".
Kẻ
cho là cụng ly đến từ thói quen thời xa xưa, khi con người hạ độc thủ
trong rượu. Để tỏ lòng thành, người ta rót rượu từ ly khác vô ly mình
trước khi mời đối phương, làm cho hai ly cụng nhau. Sau trở thành thói
quen, người ta cụng ly để tỏ tình thân, tỏ lòng tin tưởng. Người thì cho
rằng, cụng ly là để thưởng rượu với đủ ngũ quan. Người ta có thể nếm
rượu, ngửi rượu, nhìn rượu, sờ rượu, nhưng chưa ai nghe rượu, tiếng cụng
ly từ những vật thể đựng rượu khác nhau bù vào thiếu sót đó. Rõ là chữ
'Clink' là từ tượng thanh đến từ hai chiếc ly chạm nhau.
Chuyện
của dân gian chẳng kiếm được ai đặt ra câu nói để tra cho tỏ ngọn
ngành. Tỷ như "nước mắt quê hương" là nỗi cơ cực nhục nhằn của người nấu
rượu lậu thời cố hương bị đô hộ hay là những giọt lệ người uống nuốt
vào để tìm quên trong cuộc đời hiện tại.
Tui chẳng biết, nhưng sao mỗi khi nhắc tới, thoảng nghe như có tiếng thở dài năm xưa.
Gấu
Nguyễn Thế Nghiệp
12A5, TV83
12A5, TV83
Comments
"...
Chẳng biết có phải vì nhìn những giọt nước mắt mà tui thấy vỡ ra từng mảnh lóng lánh khi chạm đất, mà sau này tui chẳng bao giờ lấy chồng, cũng chẳng bao giờ nhậu!
..."
Chúc vui chúc vui