Posts

Tết ở bờ đông Mỹ

Image
Sau nhiều ngày tuyết rơi dày thì cuối cùng trời cũng hửng nắng.  Tuyết dần tan trên những cánh hoa vừa nở.  Đâu đây nàng Xuân đang trở về  giữa cái lạnh tê lòng của miền đông bắc Hoa kỳ. Capital Belt Way chạy vòng quanh Washington DC từ Maryland qua Virginia, dòng xe hơi nối đuôi nhau vù vù hối hả trên đường.  Xuôi theo dòng xe mình và hai con gái cũng hướng Virginia về thương xá Eden sắm Tết. Thương xá Eden, nơi tập trung đông nhất hàng quán phố xá của người Việt miền Đông Bắc Hoa Kỳ.  Ở đó có thể mua đủ cái Tết như đang ở quê nhà.   Cúc đại đóa vàng rực rỡ như nắng Sài Gòn, cả mai vàng Huế, kim quật ...  bánh chưng, bánh tét và cả bánh tổ không biết là nhập từ Đà Nẵng qua hay ai đó làm ở đây, rồi giò chả, mứt món, măng miến, hương hoa, vàng mã ... không thiếu thứ chi.  Chỉ là không mua được cái mùi vị, âm thanh và không khí Tết những năm xưa, rất xưa ... Ngày xưa đó mình vô cùng ghét những ngày cận Tết vì hay bị bà ngoạ...

Giao thừa ở Nơi Thế Giới giao nhau

Image
Mỗi năm vào đêm Giao Thừa Dương Lịch, hàng triệu đôi mắt  từ khắp nơi trên thế giới đổ dồn về Trái Cầu Pha Lê lấp lánh ở Quảng Trường Thời Đại (Times Square) thành phố Nữu Ước (New York). H àng ngàn người từ khắp nơi dồn về đây - Mỹ có, Tâu có và cả Việt cũng có - đứng sát bên nhau, tay trong tay cùng ca vang khúc ca giao thừa nổi tiếng nhất mọi thời đại - Auld Lang Syne. Rồi vào lúc 11:59 trái cầu pha lê từ từ trượt xuống trong 60 giây cùng với hàng ngàn giọng nói cùng nhau đếm ngược những giây cuối cùng của năm cho tới  khi đồng hồ điểm 12 giờ đêm, tiếng còi xe hoà cùng tiếng chuông nhà thờ vang lên  chào mừng sự khởi đầu của một năm mới đầy hy vọng, thử thách, thay đổi và ước mơ. Vào năm 1904 lễ đón Giao thừa lần đầu tiên tại Quảng Trường Thời Đại đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của Nơi Thế giới gặp nhau (The Crossroads of the World).  Nhưng phải tới năm 1907 thì Trái Cầu mới lần đầu tiên xuất hiện trên đỉnh cột cờ của toà nhà One Times Square rồi từ đó Cầu Pha...

tán gẫu về hệ thống tư pháp ở Hoa kỳ

Image
Tình và lý bên nào nặng hơn 2012/3/14 Nicholas Nguyen   Đọc "Đường về đam mê" thấy cái này "lý trí hay trái tim cũng chỉ là một phần của con người mà đặt trọng bên nào cũng đều sai lệch ... " tự nhiên nghĩ tới hệ thống tư pháp của Hoa kỳ. Khác với nhiều quốc gia nhất là những quốc gia XHCN, mà hệ thống tòa án dù là bên bị (defense), bên nguyên (prosecute), hay hội đồng xét xử (judge pannel) đều là những viên chức ngành luật, ít nhiều am hiểu luật pháp. Ngành tư pháp Hoa kỳ từ thủa lập quốc đã đặt phán quyết vào 1 nhóm người gọi là bồi thẩm. Họ đến từ những thành phần khác biệt trong xã hội. Họ có thể là vị giáo sư đáng kính, có thể là bác hàng thịt, hay chị lao công. Chả hiểu tại sao những bậc khai quốc công thần của đất nước này lại có quyết định có vẻ ấu trĩ như vậy. Tại sao lại để những con người rất đời thường, rất mù mờ về luật pháp nắm quyền quyết định mà không là những chuyên viên được đào tạo, dạy dỗ có quy củ về pháp luật ? ...

Phụng nữ ân cần biệt cố nhân

Image
Lệnh Hồ Xung đại sư huynh và tiểu sư muội Nhạc Linh San Trong pho kiếm hiệp Tiếu Ngạo Giang hồ, bản dịch Hàn Giang Nhạn có đoạn Lệnh Hồ Xung và Doanh Doanh trở về núi Hoa Sơn vô thăm khuê phòng của Nhạc Linh San thấy có 4 câu thơ viết trên tấm lụa treo trên vách: Phụng nữ điên cuồng thành cửu biệt Nguyệt nga sương độc hảo đồng du Đương thì nhược ái Hàn công tử Mai cốt thành hôi hận vị hưu dịch thơ: Phụng nữ ân cần biệt cố nhân Tóc tơ vương vấn nợ hồng trần Nhớ xưa luyến ái Hàn công tử Xương trắng thành tro hận chửa tan (Hàn Giang Ngạn dịch thơ.  Câu cuối dịch nghe chưa được trơn lắm) N hững câu thơ làm cõi lòng Lệnh Hồ đại ca tan nát. Cảnh cũ còn đó mà người xưa nay đã trầm luân chốn nào.   Nhạc Linh San đã mượn bài thơ của Lý Thương Ẩn nói lên tâm sự của mình. Lúc đó tiểu sư muội Nhạc Linh San đã hiểu oan tình của đại ca Lệnh Hồ Xung. Đến khi oan khiên được sáng tỏ thì mọi sự đã muộn Lệnh Hồ Xung đã gởi lòng cho Nhậm Doanh Doanh và Nh...

Ăn cua ở Maryland

Image
Cua Maryland (Maryland crab) thường được gọi là cua xanh (blue crab) sinh sống rất nhiều ở Vịnh Chesapeake tiểu bang Maryland.  Gọi là cua xanh vì càng cua có màu xanh biển.  Mùa đánh bắt cua và dĩ nhiên cũng là mùa ăn cua thường từ tháng 4 tới tháng 9.  Ấy vậy mà sống ở đây gần 2 năm ta mới biết đến con cua Maryland. cua xanh đang sống bò lổm ngổm Cua xanh hoặc hấp hoặc làm crab cake.  Có thể ăn ở nhà hàng hoặc mua mang về nhà.  Cua bán theo cỡ lớn nhỏ và theo chục 12 con hoặc xô 50 con. Cua xanh hấp muối Old Bay nóng, cay từ lâu đã trở thành đặc sản truyền thống Maryland. đây cua hấp Old Bay Bàn trải giấy xi măng, cua đổ ra bàn, draft bia trong bình lớn, mỗi người một cái búa gỗ gõ cua, một xô đựng vỏ rồi thì Go Go Go Ale Ale Ale em gái Zoupi từ San Diego sang thăm, đãi Zp ăn cua Maryland Ở New York đêm cuối năm New Year Eve thiên hạ đổ ra Times Square coi quả cầu rơi thì ở Maryland dân ta chạy về Easton cũng coi drop nhưng là drop...

Quần thể kiến trúc Cố đô Huế

Trong gần 400 năm từ năm 1558 đến năm 1945, Huế là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất với 13 triều vua Nguyễn. Được xây dựng là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất vào năm 1802 CN, Huế không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm văn hóa và tôn giáo dưới thời nhà Nguyễn, triều đại hoàng gia cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, từ năm 1802 đến 1945 CN. Năm 1802 sau khi quy giang sơn về một mối và lên ngôi hoàng đế lập ra vương triều Nguyễn, vua Gia Long đã cho xây dựng kinh đô tại Huế.   Quy hoạch của kinh đô Huế phù hợp với triết lý phương Đông cổ đại với núi Ngự bình làm tiền án, sông Hương làm minh đường và Cồn Hến và Cồn Dã Viên là hai triều án Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, là sự kết hợp độc đáo giữa những nguyên tắc của kiến trúc truyền thống Việt, tư tưởng triết lý phương Đông, cùng những đặc điểm mang ảnh hưởng của kiến trúc quân sự phương Tây, hài hòa với các yếu tố tự nhiên: núi Ngự ...

CON MỸ GỐC VIỆT

Tác giả bài viết: Cựu Giáo Sư Trần Kiêm Đoàn ***** - Tên họ cháu là gì? - Tony Nguyễn. - Vậy cháu là người Mỹ gốc Việt (Vietnamese American) ? - Không, tôi là người Mỹ (American). - Không có ai là người Mỹ “ròng” tại xứ Hoa Kỳ nầy cả. Chỉ có người Da Đỏ thường được xem là người Mỹ Nguyên Gốc (Native American) ở đây thôi. Nhưng thực ra họ cũng là người xứ khác đến đây sớm nhất mà thôi. Đây là đất nước hợp chủng nên mỗi dân tộc trước khi thành người công dân Mỹ đều có tên xứ gốc của mình đứng ở đằng trước như người Mỹ gốc Nhật, người Mỹ gốc Hoa, người Mỹ gốc châu Phi, người Mỹ gốc Anglo... - Tôi không cần biết chuyện của người khác. Tôi chỉ biết tôi là người Mỹ. - Không thể được. Theo luật pháp, cháu không có quyền chọn lựa mà phải xác nhận mình là người Mỹ gốc Việt. - Tôi không quan tâm luật pháp gọi tôi là giống dân gì. Tôi chỉ biết tôi là người Mỹ. Chấm hết! Thằng bé 16 tuổi, nhưng trông tướng mạo già dặn như trên 20 tuổi. Nó nói tiếng Anh, không hề chêm một âm lai Việt, ngay cả khi n...